August 23, 2013

Vẻ đẹp Tịnh xá Ngọc Ban

(PGVN) Tịnh xá có kiến trúc không cầu kỳ, bố cục hài hòa, không gian thoáng đãng, tôi tranh thủ tác nghiệp ngay. Dạo quanh khuôn viên Tịnh xá một vòng, chẳng mấy mà tôi đã có được những bức ảnh cần thiết.

Trên đường từ Đồi tâm linh về lại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tôi mới để ý thấy có nhiều Tịnh xá của Hệ phái Khất sĩ, nào Tịnh xá Ngọc Quang, Tịnh xá Ngọc Thành… Tôi hỏi sư cô Viên Trí, đang tu thất tại đây, sư cô có phần ngạc nhiên: Chú Dũng không biết Buôn Ma Thuột là thủ phủ của Hệ phái Khất sĩ sao? Giờ muộn rồi, sáng mai chú Dũng thích đi đâu, cô Viên Trí đưa chú đi…

Hôm sau, sáng ngày 30/7, chúng tôi ghé thăm nhà bác trai của sư cô có chút việc. Trò chuyện cùng bác An, biết tôi về Buôn Ma Thuột làm công việc phật sự, nghe tôi nói định đi thăm Tịnh xá Ngọc Quang, bác nói luôn: nếu cháu ở Hà Nội về đây, nên đến Tịnh xá Ngọc Ban. Tịnh xá Ngọc Ban có thể không lớn, nhưng là nơi có tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ cây Thủy Tùng trên 2000 năm tuổi, được coi là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Cháu biết vì sao không? Gỗ cây Thủy Tùng rất quý hiếm, trên thế giới cũng không còn nhiều, những cây hàng đại thụ như ở Việt Nam chắc cũng có; nhưng chắc chắn đây là cây Thủy Tùng duy nhất ở Việt Nam còn giữ được nguyên bản cháu ạ…


Khoảng sân trước gian chính điện
Cảm nhận thiện duyên hiếm có, tôi chỉ mong sớm được đến Tịnh xá Ngọc Ban. Trưa cùng ngày, bác An cùng hai cô trò về thăm Tịnh xá Ngọc Ban ở Km.6, quốc lộ 26, phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak. Chừng 1h chiều, chúng tôi đến nơi, giờ trưa thanh vắng, nghiêm tịnh quá, những tưởng không có nhiều người, nhưng khi vào khuôn viên chính, ngay dãy nhà bên tay trái, nhiều phật tử đang nghỉ ngơi, chắc vừa xong khóa lễ buổi sáng…

Tịnh xá có kiến trúc không cầu kỳ, bố cục hài hòa, không gian thoáng đãng, tôi tranh thủ tác nghiệp ngay. Dạo quanh khuôn viên Tịnh xá một vòng, chẳng mấy mà tôi đã có được những bức ảnh cần thiết.

Đỉnh gác mái gian chính điện

Ban Tam bảo



Tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ Thủy Tùng 2000 năm tuổi



Ban thờ Tổ

Tôn tượng Đức Phật Di Lặc khoảng sân trước lối vào cổng chính bên tay phải



Tôn tượng đức Phật Bổn Sư

Một góc kiến trúc nơi khoảng sân trước cổng chính bên tay trái







Những gian nhà có kiến trúc đơn giản nhưng đẹp mắt



Vườn Tháp Tổ



Một khóa lễ buổi chiều...

6 thực phẩm không ăn với trứng

Trứng không nên nấu với bột ngọt là điều ai cũng biết. Nhưng trứng không thể nấu với đường, chưa chắc bạn đã biết.

1. Đường

Trứng sau khi được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau hình thành chất Glycosyl lysine - phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này khó hấp thụ, tính độc, có thể làm đông máu, gây nguy hại cho cơ thể.

2. Hồng

Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ bị trúng độc thực phẩm, thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.

Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 gram muối). Nếu uống xong vẫn chưa thấy buồn nôn, bạn có thể uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể dùng gừng tươi nghiền nát hòa với nước ấm để uống. Trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc một cách nhanh nhất.
Ảnh minh họa: thehealthyboy

3. Sữa đậu nành

Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.

4. Thịt ngỗng, thịt thỏ

Trứng không nên ăn cùng thịt thỏ, thịt ngỗng. Bởi cả hai loại thịt này có vị ngọt tính lạnh, mà protein trong trứng cũng tính lạnh, hai chất này kết hợp với nhau sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

5. Thuốc tiêu viêm

Những người mắc bệnh về đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt không được uống thuốc ngay sau khi ăn trứng. Bởi trứng có hàm lượng protein cao, nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Một số bệnh viêm khác như viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, không có ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ thuốc (xét ở góc độ Tây y).

6. Nước chè

Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột - nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Thế Đan (theo sina)

Link: http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/nhip-song/6-thuc-pham-khong-an-voi-trung-2868982.html

August 15, 2013

Không -ĐĐ. Thích Thiện Xuân


Cả nhà hết sỏi thận nhờ hoa dâm bụt

Bài thuốc này không chỉ giúp cho chị, bạn bè, hàng xóm, những người thân quen và cho cả con gái cũng được chữa khỏi. Đó là bài thuốc chưng cách thủy hoa dâm bụt với đường phèn.

10 năm 2 lần nhập viện mổ vì sỏi thận 

Chị Nguyễn Tùng Hương (47 tuổi, 70/3 Nguyễn Trung Trực, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) cho biết, hồi con gái chị đã liên tục bị những cơn đau buốt từ lưng xuyên xuống chân. Mãi đến lập gia đình và theo chồng lên TPHCM, đi khám ở Bệnh viện Bình Dân mới được biết mình bị sỏi thận. Qua các chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, bác sĩ cho biết, sỏi trong thận đã tích tụ khá lâu và hiện đã to khoảng 10mm x 10mm, các bác sĩ khuyên chị nên mổ lấy viên sỏi ra để thận khỏi bị ứ nước dẫn đến suy thận. Thế là chị mổ năm 1992. Sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết, viên sỏi thận của chị thuộc loại sỏi san hô, rất cứng và có chân bám chắc. Hồi đó còn mổ hở nên vết sẹo dài và xấu ở sau lưng, hông chứ không phải như bây giờ mổ nội soi.

10 năm sau (2002), sau khi sinh đứa con thứ hai, chị Hương lại bắt đầu có những cơn đau buốt lưng y như trước. Chị đi khám và siêu âm ở khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì cả chị và bác sĩ đều lo lắng vì trong thận phải (quả thận đã mổ) có tới 17 viên sỏi. Mặc dù việc mổ sẽ rất phức tạp nhưng với số lượng sỏi và tình trạng ứ nước của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định mổ và đưa chị vào danh sách lên lịch phẫu thuật. 

Chị Nguyễn Tùng Hương đang chọn hoa dâm bụt để chưng cách thủy. 

Nhờ bài thuốc dân gian 

Chị Tùng Hương vẫn còn ấn tượng từ lần trước về cái vết sẹo dài ấy nên thật sự cảm thấy sợ hãi khi nghĩ chuyện phải phẫu thuật lần thứ hai. Chị đang lo âu và sợ hãi về mấy cái viên sỏi thận tái lại của mình thì tình cờ mẹ nuôi của chị đi tu ở trên núi xa về và khuyên chị dùng thử bài thuốc của sư trụ trì nơi mẹ nuôi chị đang tu học. Bài thuốc đơn giản là dùng 9 bông hoa dâm bụt chưng cách thủy, ăn hết cả nước lẫn cái liên tục. Chuẩn bị đến ngày mổ thì chị có kinh nguyệt nên bác sĩ cho chị dời ngày mổ qua tháng sau.

Ở nhà, chị tiếp tục món ăn hoa dâm bụt chưng đường phèn và đến gần ngày mổ, bỗng dưng chị bị bí tiểu phải vào bệnh viện cấp cứu. Qua siêu âm, bác sĩ ngạc nhiên vì sỏi thận của chị nhiều đếm không hết, không phải 17 viên như tháng trước mà bây giờ cả vốc, chỉ có điều là kích thước các viên sỏi này nhỏ hơn lần trước và có viên đang bị mắc kẹt ở niệu đạo khiến chị bị bí tiểu.

Sau khi khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng và nghe chị Tùng Hương nói về bài thuốc chị đang dùng thì bác sĩ đoán đây là hiệu quả của bài thuốc hoa dâm bụt đã khiến các viên sỏi vỡ nhỏ. Bác sĩ cho chị Hương toa thuốc lợi tiểu và chống viêm. Sau 1 ngày dùng thuốc, khi đi tiểu chị nghe đau buốt và bỗng hàng loạt viên sỏi rơi ra nghe lạo xạo, màu trắng đục. Hiện tượng này kéo dài thêm một ngày. Ba ngày sau tái khám, bác sĩ khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân đã chúc mừng chị vì quả thận đã không còn viên sỏi nào nữa. 

Chị Tùng Hương cho biết thêm, hoa dâm bụt đem về rửa sạch lặt bỏ cuống hoa, bỏ 9 cái hoa vào bát ăn cơm đổ nước gần đầy bát và bỏ vào 1 cục đường phèn nhỏ bằng đốt tay và đem chưng cách thủy, nước sôi được 1 phút, bắc ra để nguội ăn và uống hết, mỗi ngày một lần. Trước khi dùng bài thuốc này thì người bệnh nên đi siêu âm xem sỏi thận như thế nào, sau 1 tháng uống bài thuốc này thì đi siêu âm lại để xem kết quả và nhớ là mỗi ngày phải uống đủ 2,5 lít nước thì mới mong ra sỏi.










Bùi Hương
source: http://kienthuc.net.vn/thuoc-hay/ca-nha-het-soi-than-nho-hoa-dam-but-250482.html

Phòng vé máy bay Đạo Phật Ngày Nay: Phòng vé phi lợi nhuận dành cho Tăng Ni

PHÒNG VÉ MÁY BAY ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
Phòng vé phi lợi nhuận dành cho Tăng Ni


1. MỤC ĐÍCH 

Kính thưa chư Tôn đức Tăng Ni,

Đạo Phật ngày càng phát triển khắp mọi miền đất nước. Như một xu hướng tất yếu, quý Tăng Ni cần du hành thường xuyên bằng đường hàng không, nhằm tiết kiệm thời gian để đáp ứng kịp thời các Phật sự ở những nơi xa xôi.

Hiện nay, các Hãng hàng không tại Việt Nam như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet Air v.v... đã cung cấp dịch vụ bán vé trực tuyến trên website, rất tiện lợi cho hành khách. Tuy nhiên, nhiều vị Tôn đức chưa biết đến các dịch vụ này, nên không thể mua được vé với giá tốt nhất. Do đó, phòng vé Đạo Phật Ngày Nay ra đời với mục đích giúp quý Tăng Ni “tiết kiệm chi phí tối đa” cho mọi chuyến công tác Phật sự. Phòng vé chúng tôi sẽ cung cấp giá tốt nhất, chỉ “bằng với giá vé niêm yết trực tuyến trên website” của các Hãng hàng không. Mỗi chuyến bay khứ hồi, quý Tăng Ni có thể tiết kiệm từ 800,000đ đến 1,500,000 đồng, tùy theo khoảng cách bay và thời điểm mua vé.

Chúng tôi hy vọng việc làm này sẽ phần nào hỗ trợ quý Tăng Ni trên con đường hoằng pháp.

2. LIÊN LẠC

Vui lòng liên hệ:

Phật tử Thanh Hà

Phòng vé Đạo Phật Ngày Nay

Địa chỉ: 346 Lê Hồng Phong, P.1, Q.10

ĐT: (08) 6680 9804 | Di động: 0909 99 22 77

Email: phongvedpnn@gmail.com

Yahoo: phongvedpnn

Skype: phongvedpnn

3. THANH TOÁN VÀ GIAO VÉ

a.Thanh toán: Trả tiền mặt tại địa chỉ nêu trên, hoặc chuyển khoản.

Tên Tài Khoản : Phạm Thị Kim Ngân

Số Tài Khoản: 7029 8099

Tại : Ngân Hàng TMCP Á CHÂU (ACB)

- PGD Hòa Hưng

b. Giao vé:

- Nhận Mã Đặt Chỗ (Code vé) qua tin nhắn hoặc email

- Giao tại phòng vé. Trong trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu, có thể giao tận nơi.

4. HƯỚNG DẪN VỀ HÀNH LÝ

a. Hãng Vietnam Airlines: 20kg hành lý ký gửi miễn phí + 7kg hành lý xách tay

b. Hãng Vietjetair/Jetstar: Chỉ được 7kg hành lý xách tay miễn phí. Hành lý mang theo cần đăng ký khi mua vé. Giá hành lý như sau: 20kg : 160.000 đ/lượt

5. HƯỚNG DẪN VỀ DỊCH VỤ TRÊN CHUYẾN BAY:

a. Hãng Vietnam Airlines: bao gồm bữa ăn nhẹ

b. Hãng Vietjetair/Jetstar: không bao gồm nước uống và thức ăn. Quý khách cần tự mang theo hoặc mua trên máy bay

6. ĐỔI VÉ/ HOÀN VÉ/ THAY ĐỔI TÊN/NGÀY BAY:

Hành khách đóng thêm các loại phí thay đổi vé tùy theo quy định của từng Hãng.

7. THỜI ĐIỂM ĐẶT VÉ

Đặt vé sớm sẽ có vé khuyến mãi rất rẽ. Tốt nhất là đặt vé trước 14 ngày, hoặc sớm hơn càng tốt.

TT. Thích Nhật Từ

Nguồn: http://www.daophatngaynay.com/vn/tin-tuc/thong-bao/13834-phong-ve-may-bay-dao-phat-ngay-nay-phong-ve-phi-loi-nhuan-danh-cho-tang-ni.html

Kinh Pháp Cú qua hình bông hoa dễ thương

"Kinh Pháp Cú" là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. "Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.

"Pháp Cú" là những câu nói về chính pháp, những lời dạy của đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.

Dưới đây, là những câu kệ trong kinh Pháp Cú được lược trích và những bông hoa dễ thương:



Tịnh Phương (tổng hợp)
source: http://phathoc.net/hinh-anh/cac-hinh-khac/5BE019.aspx

Ánh Trăng Tan


Xưa có bầy khỉ nọ
Lội xuống hồ vớt trăng
Vớt mãi hoài chẳng được
Nên mặt mày.. nhăn nhăn.

Lắm khi mình giống khỉ
Tìm hạnh phúc trần gian,
Đôi tay vừa chạm tới
Ơ.. mộng vàng vỡ tan!.

Trăng nghìn thu vẫn đẹp

Vì không thuộc về ai,
Hồn khát khao chiếm hữu
Trăm năm nỗi đau dài.

.. Ta một đời ngây dại

Chạy đua với mặt trời.
Vừa thấy bờ hạnh phúc
Hoàng hôn phủ xuống đời.

Danh, lợi, tình mộng mị
Tợ đáy nước trăng ngà,
Lặn chìm trong mê hoặc
Nên ngàn đời xót xa.

U mê.. thành kiếp khỉ
Chúi xuống dòng đảo điên.
Ai giật mình, ngước mặt
'' Vầng trăng xưa '' hiện tiền.

Theo http://www.daophatngaynay.com

Tu tại gia

Sau khi quy y Tam bảo và phát nguyện thọ trì năm giới là đã bắt đầu lộ trình tu tập tại gia.

HỎI: Tôi yêu thích Phật pháp, muốn tu học và được biết có nhiều người Phật tử tu tại gia. Vậy xin hỏi tu tại gia thì như thế nào? Hiện mỗi ngày tôi không đọc kinh nhưng đều có niệm Phật, mỗi tháng chỉ mới ăn chay được ba ngày và mấy ngày lễ Phật, vậy có được coi là tu không? Trong quá khứ tôi có mắc phải nhiều sai lầm. Bây giờ tôi muốn quay đầu hướng thiện thì phải làm như thế nào? Có quá muộn không?

(JENNY NGUYỄN, xuxudontcry300495@gmail.com)

ĐÁP:
Bạn Jenny Nguyễn thân mến!

Tu có nghĩa là sửa, tại gia có nghĩa là ở nhà. Tu tại gia là tu sửa bản thân ngay tại nhà của mình. Người cư sĩ Phật tử sống đời thế tục với các trách nhiệm gia đình và xã hội nhưng nguyện sửa đổi, chuyển hóa tâm tánh, ngôn ngữ, hành vi của mình theo lời Phật dạy chính là tu tại gia.

Tịnh Danh cư sĩ. 

Nói chung, người Phật tử sau khi quy y Tam bảo và phát nguyện thọ trì năm giới là đã bắt đầu lộ trình tu tập tại gia. Thời khắc quy y đánh dấu sự thay đổi rất rõ ràng trong nhận thức và hành động, mọi việc của người Phật tử lúc này đều nương tựa vào Tam bảo, theo sự soi sáng của Phật-Pháp-Tăng. Sau đó, người Phật tử trau dồi nhân cách đạo đức bằng việc giữ năm giới, phát tâm ăn chay (một tháng ít nhất là hai ngày), làm các việc thiện trong khả năng có thể để vun bồi phước đức. Quan trọng hơn là tìm học giáo lý, tin hiểu đúng lời Phật dạy rồi ứng dụng trong đời sống thực tiễn hàng ngày. Sống đạo đức (có giới), tâm luôn an tịnh thảnh thơi (có định), sáng suốt không mê lầm (có tuệ) là những phẩm hạnh căn bản mà người tu tại gia luôn hướng đến và thành tựu.

Ngoài ra, cụm từ tu tại gia còn để chỉ cho một số ít cư sĩ phát tâm tu tập tinh chuyên hơn các Phật tử bình thường. Dù vẫn ở nhà, nhưng những cư sĩ này thường phát tâm ăn chay trường, khá nhiều vị thọ giới Bồ-tát, công phu tu niệm và lễ bái với thời khóa y như người xuất gia vậy.

Mỗi ngày bạn đã biết niệm Phật, mỗi tháng có mấy ngày ăn chay và lễ Phật, như vậy có thể gọi là tu rồi. Vì như đã nói, tu chính là sửa. Sửa được càng nhiều những hạn chế của bản thân thì sự tu của mình càng cao và phước đức nhờ đó cũng tăng tiến hơn lên.

Ai trong quá khứ cũng đều có sai lầm. Muốn hướng thiện, trước hết phải nhận ra đó là lầm lỗi rồi thành tâm sám hối, ăn năn về việc đã qua, nguyện không tái phạm nữa. Tiếp đến là nương theo Phật pháp để sống thiện lành. Nguyện nương tựa Tam bảo, sống và tu học đúng với phẩm hạnh của người cư sĩ Phật tử thuần thành chính là sự quay đầu hướng thiện đúng đắn nhất.

Quay đầu là bờ! Biết quay đầu hướng thiện vào bất cứ thời khắc nào trong đời cũng là sớm, không hề muộn. Bởi đời sống luôn được tiếp nối, cuộc đời chúng ta chỉ là một mắt xích trong chuỗi tiếp nối ấy mà thôi. Do vậy, không hề có chuyện “quá muộn” trong việc tỉnh thức để quay đầu hướng thiện.

Chúc bạn tinh tấn!
Theo Giác Ngộ

Tại sao chúng ta phải ngồi thiền?

Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả. 

Tại sao? Vì lúc bình thường, tâm nghĩ suy hơn thua, phải quấy của chúng ta dấy khởi liên tục. Chẳng những nó liên tục trong lúc bình thường, mà ngay cả khi sắp vào giấc ngủ, mình muốn không mà nó vẫn cứ nghĩ lung tung. Chừng nào mệt mỏi quá nó mới chịu nghỉ cho mình ngủ. Như vậy lâu nay chúng ta bị các thứ vọng tâm đó che đậy lôi kéo mãi. 


Phật dạy tất cả chúng sanh luân hồi sanh tử là do nghiệp dẫn, mà nghiệp từ đâu ra? Từ thân, khẩu, ý. Tuy nói ba nghiệp nhưng thật tình ý nghiệp là chủ. Nếu ý nghĩ tốt thì thân làm tốt, miệng nói tốt; ý nghĩ xấu thì thân làm xấu, miệng nói xấu. Nên ý là chủ động. Nếu ý lặng thì nghiệp cũng theo đó mà dứt. 

Tất cả phân biệt hơn thua phải quấy đều từ ý phát sanh. Ý nghĩ tốt, ý nghĩ xấu, ý nghĩ phải, ý nghĩ quấy v. v… Lâu nay chúng ta mê lầm cho ý đó là tâm mình và để cho nó chỉ huy, dẫn mình đi trong luân hồi sanh tử. Chừng nào lặng những thứ suy nghĩ ấy, ta mới nhận ra mình vẫn nghe biết phân biệt rõ ràng mà không có sự can thiệp của ý. Đây chính là cái biết chân thật hiện tiền, sẵn có của mình. Nhưng vì bình thường chúng ta chạy theo vọng tâm nên quên mất nó. Cái biết này không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì làm sao luân hồi

Cho nên tu là để giải thoát sanh tử. Muốn giải thoát sanh tử thì phải dừng hết các nghiệp, trước nhất là ý nghiệp, vì ý chủ động. Vì vậy mục đích chúng ta ngồi thiền là để cho ý lặng. Ý lặng rồi thì cái hằng tri hằng giác hiện tiền, chớ không phải mất mình. Tâm chân thật ấy không tướng, không động. Còn ý do duyên theo bóng dáng của ngoại cảnh như người vật mà có, nên nó lăng xăng lộn xộn hoài, rồi dẫn mình đi tạo nghiệp nữa. 

Trọng tâm tu của chúng ta là để trở về với cái chân thật của mình. Nhà thiền nói chúng ta như người cỡi trâu đi tìm trâu hay cõng Phật đi cầu Phật, cứ cầu Phật ở ngoài mà quên đi ông Phật thật mình đang có. Đó là cái lầm đáng thương. 

Dưới con mắt nhà Phật, chúng ta không phải tìm Phật ở đâu, mà chính tâm hằng tri hằng giác của mình là tâm Phật. Nhưng tâm đó hiện giờ đang bị những thứ nghĩ suy, phân biệt, hơn thua, phải quấy ngăn che liên tục. Cho nên chúng ta phải dẹp tâm lăng xăng đó để tâm thật hiện ra. Cũng như mặt trăng sáng trên hư không bị áng mây đen che nên tối. Nếu nhiều áng mây liên tục che như vậy thì chúng ta không thể nào thấy mặt trăng được. Ta không thấy mặt trăng, chớ không phải không có mặt trăng. Cũng như ta không thấy được Phật của mình, chớ không phải mình không có Phật. 

Toạ thiền chính là để dừng tâm lăng xăng ấy lại. Lâu nay nó làm chủ mình, bây giờ ta giành quyền làm chủ lại. Không chạy theo nó nữa thì nó phải dừng. Chúng ta làm chủ được ý niệm lăng xăng đó là chúng ta làm chủ được nghiệp. Ngược lại, nếu để nó làm chủ mình thì khi nhắm mắt nó dẫn mình đi đâu mình cũng phải chạy theo nó, không cưỡng lại được. 

Vì vậy ý nghĩa của ngồi thiền rất quan trọng. Ngồi thiền để làm Phật chớ không phải ngồi thiền để chơi, hay ngồi thiền theo dưỡng sanh cho khỏe mạnh. Ngồi thiền là từng bước dừng nhân tạo nghiệp. Nhân tạo nghiệp sạch thì nghiệp sạch. Nghiệp sạch thì giải thoát sanh tử. Khi đó cái hằng tri hằng giác của mình hiện bày. Cái đó không bị nghiệp dẫn nên nó giải thoát sanh tử. Sống được với cái đó thì chúng ta không còn khổ trong luân hồi nữa. Đó là chỗ cứu kính của việc tu tập tọa thiền. 

Chúng ta thường xem người điên là những người đáng thương, nhưng không ngờ mình lại giống hệt người điên. Bởi vì những chuyện đâu đâu năm trên năm dưới, cứ lảm nhảm trong đầu hoài. Người điên nói ra miệng, còn mình thì nói thầm thầm bên trong. Hết chuyện này tới chuyện kia, chuyện gì mình cũng nghĩ được, cũng nhớ được. Cứ như vậy mà lảm nhảm suốt ngày, không yên được một phút nào. Nghĩ nhiều, suy tính nhiều thì nặng đầu, như vậy tự mình làm khổ mình, chớ có ai vô đó đâu. 

Bây giờ chúng ta chưa dừng được hoàn toàn những thứ nghĩ tạp nhạp ấy, nhưng nếu làm chủ được phần nào, đầu mình nhẹ chừng đó. Người suy nghĩ nhiều thì có nhiều chuyện, có khi những chuyện không đáng nghĩ vẫn cứ nghĩ luẩn quẩn mãi, đến chừng có chuyện cần phải nghĩ thì nghĩ không ra. Con người thường kỳ lạ như vậy. 

Chỉ khi nào những thứ nghĩ lộn xộn dừng lại, tâm thanh thản thì trí tuệ mới sáng, chừng đó cần nghĩ là ta nghĩ được ngay. Cho nên nhiều người nói “Con có lỗi khi ngồi thiền thường giải quyết những vấn đề mà ở ngoài chưa giải quyết được”. Vì giải quyết được nên cứ ngồi đó giải quyết hoài, thành ra quên tu. Đó là một lẽ thật. Tại vì khi ngồi thiền, tâm hơi yên một chút, bỗng nhớ lại vấn đề trước kia mình bế tắc, bây giờ tự nhiên sáng ra, thấy rất rõ. Thấy hay quá, nên mình lo giải quyết mà quên mất mục đích chính của mình là ngồi cho tâm yên. 

Như vậy để thấy rằng mục đích tu của chúng ta là để tâm được tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trí sáng. Như nước ở dưới hồ đục, chúng ta múc đổ vào lu. Sau một thời gian từ sáng đến chiều, nước lóng lại trở nên trong. Nước trong không phải chỉ do mình lóng, mà bản chất của nước là trong. Nó đục là vì lẫn những cặn bã li ti. Cặn dừng lại, lóng xuống thì nước trong trở lại. Mặt nước đục thì cảnh không hiện được. Mặt nước trong mới hay hiện rõ tất cả cảnh bên ngoài. Nước trong tức là sáng, nước đục tức là tối. 

Chúng ta ngồi thiền là để lóng những cặn bã trong tâm xuống. Cặn bã lặng rồi thì tâm an. Tâm an thì trí sáng. Đó là kết quả gần nhất của việc ngồi thiền. Còn kết quả xa, kết quả cuối cùng là giải thoát sanh tử. Người tu Phật mà không chịu ngồi thiền là một thiệt thòi lớn. Bởi vì tâm lăng xăng không yên thì nghiệp dẫn hoài. Nghiệp dẫn thì phải trầm luân sanh tử không có ngày cùng. 

Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ. Thường mỗi khi chúng ta nghĩ tới người mình ghét thì mặt cau lại, nghĩ tới người mình giận thì mặt đỏ lên, nghĩ tới người mình thương thì tự nhiên muốn rơi nước mắt v. v… Cứ như vậy nên cả ngày gương mặt chúng ta thay đổi không biết bao nhiêu lần. Chỉ khi không nghĩ gì hết thì gương mặt mình mới bình thản, an nhiên, tươi tỉnh. Đó là lợi ích cụ thể, gần nhất của người tu thiền. 

Tâm đã an thì tự nhiên thân ít bệnh. Người có mối sầu lo trong tâm, thân rất dễ sanh bệnh. Bệnh sầu lo các bác sĩ sợ lắm, vì dù có thuốc hay cũng không trị nổi. Chỉ biết tu thì sầu lo mới giảm, mới dứt được. Đó là một lẽ thật. Hiểu như vậy mới thấy giá trị của việc ngồi thiền. Người không hiểu thường hay phê bình: “Làm gì mà ngồi lim dim hoài!". Có nhiều người chỉ trích rằng, tôi dạy Tăng Ni, Phật tử không làm gì hết, cứ ngồi lim dim lim dim suốt ngày thật vô ích. Người nhìn cạn thấy ngồi thế như vô ích, nhưng sự thật đó là việc làm hết sức quan trọng. 

Chúng ta suốt ngày hay suốt đời cứ chạy ra ngoài mà chưa bao giờ nhìn lại mình. Khi nhìn lại rồi mới thấy mình là cái gì, mới biết những niệm lăng xăng chợt sanh chợt diệt không phải thật mình. 

Lâu nay do mê lầm, chúng ta nhận đó là mình. Đến khi cái sanh diệt ấy dừng lại, ta mới nhận ra được còn có một cái tối quan trọng, không sanh không diệt, luôn tỉnh sáng và hiện hữu bên mình. Đây mới chính thật là mình. Nhận ra như thế là tìm lại được trân bảo nhà mình từ lâu đã quên mất. Một việc làm như vậy mà có thể nói vô ích được sao! 

Ở đây, tôi chỉ nói khái lược về ý nghĩa và lợi ích của việc tu tập tọa thiền như thế thôi. Quí vị muốn biết hết giá trị của nó thì hãy từng bước đi vào thực tập. Chừng ấy, như người uống nước nóng lạnh tự biết, đâu thể nói tới được. 

Hoà thượng Thích Thanh Từ 

'Vài bữa nữa, tôi bán bò cho con nhập học'

Xuân vừa vui mừng khi đậu vào ĐH, nhưng lại buồn vì sợ những đồng tiền do mẹ lặn lội đi xin chẳng đủ nuôi em ăn học trong 4 năm tới.

Ngày ngày, bà Đào đến các nhà dân, xin lấy các vỏ lon bia, dẫm bẹp rồi bỏ vào bị đưa về bán lấy tiền nuôi con ăn học. Ảnh: C. Thái

Mấy ngày nay, căn nhà cấp 4 lụp xụp của bà Phan Thị Đào (sinh năm 1968, trú xóm 9, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) khách vào ra liên tục. Bà con chòm xóm, thậm chí nhiều người ở xa hay tin đứa con gái duy nhất của bà là Phan Thị Xuân (SN 1995) đậu vào đại học, đã lần lượt đến chúc mừng.

Từ lúc bẩm sinh, sức khỏe, tâm lý bà đã không bình thường. Ngoài 20 tuổi, bà có bầu và hạ sinh cô con gái Phan Thị Xuân. Ông trời vốn thương người bất hạnh, con gái bà lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Chỉ là nhà quá nghèo, sức yếu, tâm lý có vấn đề nên bà chẳng làm được gì…

“Ngày mô tui cũng xách cái bị, đội nón cời che mưa rồi đi khắp huyện, đi vô tận Vinh để nhặt vỏ lon bia. Đến mấy chỗ đông người ngả nón ăn xin, nhiều người tốt, họ cho một vài ngàn.

Cuối ngày, tui lại về nhà. Mỏi chân quá, tui trèo lên xe buýt xin đi nhờ. Nhiều ngày đi như thế, chú lái xe bảo mua vé tháng cho đỡ tiền, thế là tui làm cái vé để đi lại cho nhanh” – bà Đào kể.

Tiền kiếm được, bà đều dành hết cho việc nuôi đứa con gái duy nhất ăn học. Thương mẹ, Xuân rất chăm chỉ học hành. 
Bà Đào bị ảnh hưởng não bẩm sinh, tính khí khác thường nhưng rất mực thương con. Ảnh: C. Thái

Theo nhận xét của thầy Nguyễn Trọng Mậu, chủ nhiệm lớp 12A3, Trường THPT Yên Thành 2 - Xuân là học sinh có đạo đức tốt, chăm chỉ học tập, được thầy cô, bạn bè yêu mến.

"Đầu năm, lúc bước vào nhận lớp chọn này, một học sinh nữ bất ngờ nói với tôi, giọng rụt rè: “Nhà em có điều kiện khó khăn, em xin phép được chuyển ra khỏi lớp chọn vì sợ không theo kịp bạn bè” - thầy Mậu nhớ lại. Rồi khuyên, em cứ cố gắng học tập, mọi khoản đóng góp thầy và nhà trường sẽ chia sẻ, đừng phụ lòng mẹ và thầy cô.

"Khi nhận tin báo Xuân đậu vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tôi vui lắm. Mừng cho em và mẹ em!" - thầy Mậu nói.

Sau khi thi ĐH, Xuân đã vào Nam làm thuê kiếm tiền. Hiện nay, cô đang giữ trẻ cho gia đình người quen.

Qua điện thoại, Xuân vừa vui mừng khi đậu vào ĐH, nhưng lại buồn vì sợ những đồng tiền do mẹ lặn lội đi xin chẳng đủ nuôi em ăn học trong 4 năm tới.
Em Phan Thị Xuân đậu vào Trường ĐH Nông lâm TP. HCM với tổng điểm 16,5 điểm. Trong ảnh là kết quả học tập lớp 12 của Xuân thể hiện trong học bạ.

“Em đang giúp việc ở Đồng Nai, dành dụm tiền để tháng sau nhập học, muốn gửi về cho mẹ ít mà chẳng có anh à!” – Xuân tâm sự. Bà Đào cho biết một ngày đi ăn xin, nhặt vỏ lon bia bán chỉ được vài ba chục ngàn, cộng với khoản tiền phụ cấp (theo Thông tư 202 về chính sách đối với người già, trẻ mồ côi, những người tàn tật – PV) cũng chỉ đủ để mẹ con rau cháo qua ngày.

“Bên nhà bố tui có con bò bị què chân, không cày kéo được. Vài bữa con nhập học tui sẽ bán con bò đó lấy tiền gửi vô cho con, sau đó lại phải trông chờ vào những đồng tiền ăn xin để nuôi con....” – bà Đào nói trong lo lắng.
Cao Thái
Mọi sự giúp đỡ xin gởi về:
1. Gửi trực tiếp bà: Phan Thị Đào (sinh năm 1968, trú xóm 9, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An)
2. Qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ gia đình chị Phan Thị Đào ở Nghệ An.
Qua TK ngân hàng Vietcombank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122
3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
2. Email: banbandoc@vietnamnet.vn
Source: Vietnamnet.vn

Technology