April 27, 2013

Những điều tránh nói khi trả lời phỏng vấn xin việc

Các cuộc phỏng vấn có lẽ là phần căng thẳng nhất trong quá trình tìm việc của bạn. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ thứ gì liên quan, bao gồm cả những điều mà bạn không bao giờ nên nói khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Nếu “sảy miệng” nói ra một điều gì đó không phù hợp, tất cả mọi công sức mà bạn bỏ ra từ đầu quá trình tìm việc có thể đổ cả xuống sông xuống biển. Dưới đây là 9 điều mà bạn không nên nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn xin việc:

1. Tôi thực sự cảm thấy lo lắng

Cảm giác lo lắng của bạn khi đối diện với nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn là điều rất tự nhiên và dễ hiểu. Mặc dù vậy, bạn hoàn toàn không nên nói với người phỏng vấn về nỗi lo đó. Việc bạn cần làm trong cuộc phỏng vấn là thể hiện một phong thái tự tin và chuyên nghiệp. Bạn sẽ không giành được điểm nào nếu thừa nhận sự bồn chồn, hay đổ lỗi cho sự lo lắng đó về bất kỳ thất bại nào của bạn trong cuộc phỏng vấn.

2. Tôi thực sự không biết gì nhiều về công việc này. Tôi nghĩ là ông/bà sẽ nói với tôi về công việc.

Đây là một sai lầm lớn của người tìm việc, và cái giá phải trả có thể là cơ hội bị vuột mất. Các nhà tuyển dụng phải dành ra nhiều thời gian để phỏng vấn, và họ kỳ vọng các ứng viên đã nghiên cứu về công việc cần tuyển tới mức đủ để giải thích vì sao mà họ muốn vị trí đó. Trong khi đó, bạn có thể làm nhà tuyển dụng mất thời gian nếu bạn đi phỏng vấn cho một công việc mà rất có thể là bạn không thực sự mong muốn. Việc đưa ra các câu hỏi cho nhà tuyển dụng là quan trọng, nhưng đừng hỏi bất kỳ điều gì mà bạn lẽ ra đã biết từ mô tả công việc, hoặc từ việc đọc thông tin về công ty trên mạng.

3. Sếp/đồng nghiệp/khách hàng cũ của tôi đúng là một kẻ gàn dở.

Có khả năng nhà tuyển dụng sẽ gợi ý để bạn kể những câu chuyển liên quan tới sếp cũ hoặc môi trường làm việc cũ/hiện tại của bạn. Khi đó, hãy cố gắng đừng “nói xấu” về bất kỳ ai, cho dù bạn có một vị sếp tồi. Cách nói như vậy là không chuyên nghiệp và nhà tuyển dụng có thể lo ngại về những gì bạn có thể nói với người khác về họ trong tương lai. Thay vào đó, hãy nghĩ cách để miêu tả về môi trường làm việc trước của bạn với những gì bạn đã học hỏi được, hay những thành tích mà bạn tự hào.

4. Điểm yếu lớn nhất của tôi là (một thứ gì đó liên quan trực tiếp tới công việc cần tuyển).

“Điểm yếu của bạn là gì?” là một trong những câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nhất. Không có một câu trả lời hoàn hảo nào cho câu hỏi này, nhưng có một câu trả lời mà bạn không bao giờ nên đưa ra. Đó là thừa nhận một điểm yếu có ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành công việc của bạn.

Nếu mô tả công việc mà bạn đang phỏng vấn đòi hỏi khả năng sáng tạo lớn, và bạn lại nói rằng khả năng sáng tạo của bạn gần đây đã suy giảm, thì bạn đã gần như nắm chắc phần thất bại. Hãy chọn là một điểm yếu không liên quan gì tới công việc mà bạn đang ứng tuyển, rồi giải thích bạn sẽ làm thể nào để khắc phục điểm yếu đó.

5. Nói tục, dùng từ lóng

Nói tục, dùng từ lóng không phải là chuyện bị cấm kỵ hoàn toàn ở các công sở. Tuy nhiên, phỏng vấn xin việc không phải là lúc bạn thể hiện khả năng có thể nói năng như một… tên cướp biển.

6. Xin chờ một phút, tôi phải trả lời cú điện thoại này.

Các nhà tuyển dụng không cảm thấy thoải mái khi ứng viên trả lời điện thoại hoặc tin nhắn khi đang được phỏng vấn trực tiếp. Hãy tắt điện thoại của bạn để không bị làm phiền vào lúc này.

7. Tôi sẽ được nghỉ bao lâu mỗi lần?

Đừng bao giờ hỏi những câu hỏi kiểu này trong một cuộc phỏng vấn, vì hỏi như vậy sẽ khiến bạn có vẻ quan tâm tới những thứ ngoài lề hơn là công việc.

8. Tôi có thể làm việc ở nhà không?

Cho dù bạn đã chắc chắn công ty mà bạn đang phỏng vấn có chính sách cho nhân viên làm việc ở nhà, thì cuộc phỏng vấn cũng không phải là lúc phù hợp để bạn hỏi về điều đó.

9. Gia đình là thứ quan trọng nhất đối với tôi.

Điều này là đúng đối với nhiều người. Nhưng bạn không cần phải giải thích là gia đình có ý nghĩa ra sao với bạn trong cuộc phỏng vấn việc làm. Bạn khó giành được điểm cộng khi đề cập tới chuyện này, cho dù công ty đang phỏng vấn bạn là một môi trường thân thiện với gia đình. Điều mà nhà tuyển dụng muốn là bạn thể hiện sẽ cống hiến hết mình cho các nhu cầu của công ty.

Cuối cùng, trong quá trình phỏng vấn, hãy dừng lại cân nhắc về những gì mình sắp nói ra nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về tính phù hợp của điều đó. Áp dụng những lời khuyên trên đây sẽ giúp bạn có phong thái và những câu trả lời chuyên nghiệp, khôn ngoan để nắm bắt cơ hội việc làm.

Theo CareerBliss/Dân Trí

April 21, 2013

Thông báo Khóa tu Mùa hè 2013 tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Theo thông lệ hàng năm, mỗi khi bước vào kỳ nghỉ hè, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên lại tổ chức các Khóa tu mùa hè nhằm tạo một sân chơi lành mạnh và có ý nghĩa thiết thực cho các em học sinh, sinh viên. Qua đó góp phần đào tạo đạo đức và tâm hồn cho thế hệ trẻ. Kết quả tốt đẹp đạt được trong những năm vừa qua là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với quý Thầy, quý Cô đang tu tập tại Thiền viện.

Năm nay, trước nhu cầu của xã hội, mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè, nhiều phụ huynh học sinh đã liên hệ với Thiền viện bày tỏ tâm nguyện tha thiết muốn đưa con em nương nhờ cửa Phật trong thời gian nghỉ hè để tu tâm sửa tánh. Ban lãnh đạo Thiền viện đã quyết định mở khóa tu mùa hè cho các em học sinh sinh viên với lịch trình và thời gian đăng ký khóa tu cho từng lứa tuổi như sau:

Khóa học 
Lứa tuổi
Thời hạnnhận hồ sơ
Ngày khai giảng
Ngày bế giảng
Khóa ITừ 11 đến 13 tuổi
25/05-01/6
02/6/2013
08/6/2013
Khóa IINữ từ 14 – 17 tuổi
02/06-08/6
09/6/2013
15/6/2013
Khóa IIINam từ 14 – 17 tuổi
09/05-15/6
16/6/2013
22/6/2013
Khóa IVNữ trên 18 tuổi
16/06-22/6
23/6/2013
29/6/2013
Khóa VNam  trên 18 tuổi
23/06-29/06
30/06/2013
06/07/2013

Đối tượng tham gia: tất cả các em học sinh, sinh viên trên 11 tuổi đều có thể tham dự, không phân biệt tôn giáo. Tuy nhiên do điều kiện vật chất ở chùa có giới hạn nên tạm thời chưa nhận những trường hợp bệnh tật không thể tự chăm sóc được bản thân.

Tài chính: Quý vị sẽ được miễn phí về ăn ở trong suốt khóa thiền. Nếu muốn cúng dường Tam Bảo, Quý vị có thể liên hệ với Thầy Tri Khách để được hướng dẫn 

Hồ sơ đăng ký bao gồm: 

A/ Đối với Thanh thiếu niên (chưa có CMND) hồ sơ gồm có:
1. Đơn đăng ký khóa tu mùa hè (theo mẫu của Thiền viện) do cha hoặc mẹ, hoặc người bảo hộ đăng ký
2. Giấy Khai sinh
3. Bản sao hộ khẩu
4. 2 ảnh 3×4

B/ Đối với thanh niên (từ 18 tuổi trở lên) hồ sơ gồm có:
1. Đơn đăng ký khóa tu mùa hè
2. Bản sao CMND
3. Bản sao hộ khẩu
4. 3 ảnh 3×4

Lưu ý: Thiền sinh tham dự khóa tu mùa hè tại TVTL Tây Thiên phải mang theo những đồ dùng sau đây:

1. Ba lô hay túi vải để đựng đồ dùng cá nhân, tối gối đầu
2. 1 bộ quần áo thường phục mặc khi lên Thiền Viện và khi về
3. Đồ dùng cá nhân: ca nước, bàn chải đánh răng, khăn (tắm và lau mặt)
4. 2 bộ quần áo lam kiểu nhà chùa (áo vạt mẻ) mặc để phân biệt khóa sinh và khách du lịch (có thể mua tại Thiền Viện)

* Download mẫu đơn đăng ký khóa tu mùa hè tại dành cho phụ huynh học sinh: Đơn đăng ký khóa tu mùa hè!

* Download mẫu đơn đăng ký khóa tu mùa hè tại dành cho Thanh niên, Sinh viên: Đơn đăng ký dành cho Sinh viên, thanh niên

Cách thức đăng ký:

1. Điền form đăng ký online tại đây. Ưu tiên những trường hợp đã đăng ký online trước ngày khai giảng 02 ngày.

2. Trước ngày khai giảng 01 ngày, thiền sinh mang hồ sơ đến làm thủ tục nhập học tại địa chỉ:

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN
Địa chỉ: Xã Đại Đình – Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 02113 814207

Lưu ý: Năm nay, Thiền viện chỉ nhận đăng ký trực tiếp trên mạng, Không nhận Hồ sơ đăng ký qua điện thoại.

Dưới đây là một số hình ảnh Khóa tu mùa hè 2012

1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (1)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (2)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (3)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (4)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (5)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (6)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (7)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (8)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (9)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (10)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (11)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (12)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (13)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (14)
1341823638_khoa-tu-mua-he-5 (15)

Khóa tu Thiền 07 ngày tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một chốn già lam đầy thiền vị, là nơi đào tạo Tăng tài, hoằng pháp lợi sanh. Được xây dựng ngay bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự, nơi đây không chỉ được biết đến là nơi đất linh mà còn là địa danh thu hút không ít những du khách hành hương về cõi Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình.


Thể theo nguyện vọng của nhiều Tăng, Ni và Phật tử trong và ngoài nước, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên tổ chức Khóa tu thiền 07 ngày từ 29/04/2013 đến 05/05/2013, tức ngày 20/03 Quý Tỵ đến 26/03 Quý Tỵ.

Đối tượng tham gia: tất cả tăng, ni, nam, nữ phật tử trên 18 tuổi đều có thể tham dự khóa thiền, không phân biệt tôn giáo. Tuy nhiên do điều kiện vật chất ở chùa có giới hạn nên tạm thời chưa nhận những trường hợp bệnh tật không thể tự chăm sóc được bản thân.

Tài chính: Quý vị sẽ được miễn phí về ăn ở trong suốt khóa thiền. Nếu muốn cúng dường Tam Bảo, Quý vị có thể liên hệ với Thầy Tri Khách để được hướng dẫn.

Phương thức đăng ký: Gọi điện qua số điện thoại hoặc đăng lý online tại đây

Thời khóa hàng ngày:

- 03h 15’: Thức chúng (ngủ dậy)

- 03h 30’ – 05h 00’: Tọa Thiền

- 05h 20’ – 05h 50’: Tập Thể dục buổi sáng

- 06h 00’ – 07h 00’: Tiểu thực (ăn sáng)

- 07h 30’ – 08h 00’: Vệ sinh cá nhân

- 08h 00’ – 09h 00’: Lễ sám hối ba nghiệp

- 09h 30’ – 10h 30’: Tọa Thiền

- 11h 00’ – 12h 00’: Ngọ Trai (ăn trưa)

- 12h 30’ – 13h 30’: Chỉ Tịnh (ngủ trưa)

- 14h 00’ – 15h 00’: Tọa Thiền

- 15h 30’ – 16h 30’: Học giáo lý

- 16h 30’ – 17h 00’: Thiền hành

- 17h 00’ – 17h 45’: Tiểu thực chiều (ăn chiều)

- 18h 00’ – 19h 00’: lễ Sám hối sáu căn

- 19h 30’ – 21h 00’: Tọa thiền

- 22h: Chỉ tịnh (đi ngủ)

Lưu ý:

- 9h00 sáng ngày 29/04/2013 khai giảng,

- 14h00 chiều 05/05/2013 bế giảng.

Các điều kiện cần biết:

- Mỗi ngày phải tuân thủ đúng thời khóa tu hành đã quy định

- Ăn chay trong suốt thời gian ở lại Thiền viện

- Không tiếp xúc với thế giới bên ngoài trong suốt thời gian ở Thiền viện, không xem tivi, không nghe nhạc, không đọc sách báo, không nghe điện thoại, nhắn tin…

- Phải chuẩn bị mang theo đầy đủ vật dụng cá nhân cần thiết: áo tràng, khăn mặt, bàn trải đánh răng, áo ấm…

- Phải gửi lại toàn bộ những vật dụng tư nhân quý giá như đồ trang sức, điện thoại, máy ảnh, tiền bạc… tại nhà khách trong suốt khóa tu thiền.


Địa chỉ liên lạc:

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN

Địa chỉ: Xã Đại Đình – Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 02113 814207



Thương cụ bà 80 tuổi khốn khổ mang khối u “khổng lồ”


(Dân trí) - Trong ngôi nhà rách nát, ẩm thấp, cụ Dục ngồi lặng lẽ nhìn ra phía ngoài cửa với ánh mắt buồn rười rượi. Gia cảnh khó khăn, không có tiền để chữa trị nên hơn nửa thế kỷ qua, cụ phải sống chung cùng khối u “khổng lồ” kỳ dị trên khuôn mặt.

Cụ Dục mang khối u nặng hơn 3kg dưới cổ đã hàng chục năm nay.

Đó là hoàn cảnh đáng thương của cụ Lo Thị Dục (80 tuổi, bản Diềm Bày, xã Châu Quang, huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An). Những ngày cuối tháng 4/2013, chúng tôi tìm đến nhà cụ Dục khi mặt trời đã đứng bóng. Con đường dẫn về nhà cụ Dục ngoằn nghèo, lởm chởm sỏi đá. Cái nắng chói chang đầu hè ở miền Tây xứ Nghệ dường như không đủ làm rõ mặt người trong ngôi nhà tối tăm của cụ Dục. Trước mắt chúng tôi là hai cụ bà đang ngồi dưới nền đất trong căn nhà nghèo nàn, không có thứ tài sản gì đáng giá trị ngoài chiếc giường đã ọp ẹp chỉ chực gãy đổ xuống.

Thấy có khách lạ đến chơi nhà, bà Vi Thị Luyện (70 tuổi) - em gái của cụ Dục như cởi tấm lòng bởi từ lâu rồi trong nhà cụ thiếu vắng đi tiếng nói, tiếng cười. Cảnh tượng đầu tiên mà chúng tôi dễ nhận ra nhất đó là khối u khá lớn nằm dưới cổ của cụ Dục. Nhìn khối u “khổng lồ” trên cổ choáng gần hết cả khuôn mặt cụ Dục, chúng tôi không khỏi xót thương. Do khối u lớn nên khó khăn lắm cụ Dục mới nói được vài tiếng Thái khi trò chuyện với chúng tôi. Đưa ánh mắt mờ đục nhìn sang cụ Dục, bà Luyện thở dài, giọng đượm buồn khi nhắc đến cuộc đời khốn khổ của gia đình mình và bệnh tình của cụ Dục.

Trong sâu thẳm cuộc đời, cụ Dục buồn lắm vì cái u này không có tiền chạy chữa.

Cụ Dục sinh ra trong một gia đình dân tộc Thái nghèo khó ở xã Châu Quang. Cha mẹ mất sớm để lại cho ba anh em cụ Dục một mảnh đất nhỏ chỉ đủ dựng một túp lều tranh. Thời con gái, cụ Dục nức tiếng là xinh đẹp của vùng nên được khá nhiều trai bản lui tới tán tỉnh, theo đuổi. Hạnh phúc đến với cô thiếu nữ Dục thời ấy khi kết duyên cùng người con trai cùng bản và lần lượt sinh hạ được 5 người con. Thế nhưng, không bao lâu sau thì người chồng bỗng đột ngột qua đời để lại cho cụ 5 đứa con còn thơ dại.

Một mình cụ phải bươn chải, quanh năm làm quần quật ở nương rẫy nhưng vẫn không đủ ăn. Cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy cuộc đời cụ. Cũng vì quanh năm “đầu tắt mặt tối” lo cái ăn cho cả gia đình nên cụ cũng không biết là mình đang mang trong người khối u. “Ban đầu, khối u nhỏ bằng ngón tay xuất hiện trên cổ nhưng ngày nó một lớn dần. Cũng vì nhà quá nghèo, không có tiền đi bệnh viện chữa trị nên chị tôi cứ để mặc khối u đó chứ không biết làm gì cả”, bà Luyện cho biết.
Hơn nửa thế kỷ qua, cụ Dục sống với khối u "khổng lồ".

Bốn người con của cụ lần lượt lập gia đình và đều đi lấy chồng xa. Gia đình đứa nào cũng nghèo rớt mùng tơi nên cũng không giúp được gì cho cụ. Riêng người con gái thứ 3, chị Lo Thị Lan “quá lứa lỡ thì” vì căn bệnh ngớ ngớ ngẩn ngẩn nên chẳng có trai bản nào ngó tới, đành ở với cụ. Mang khối u kỳ quái trên người nên cụ không dám tiếp xúc với mọi người. Ngày ngày, cụ Dục quanh quẩn ở góc nhà, còn chị Lan thì tranh thủ đi chăn trâu. Cứ thế, hai mẹ con cứ rau cháo nuôi nhau qua ngày. 

Nghèo đói, khổ cực không có tiền chữa trị nên bệnh tình của cụ Dục ngàymột nặng thêm. Đến nay, khối u đã dài tới 20cm, rộng 15cm, nặng ước lượng khoảng 30kg càng làm cho cụ đau hơn, vất vả hơn. Những khối u mới đang tiếp tục phát triển khiến khuôn mặt cụ bị biến dạng, chèn cả cổ họng.Gặp những hôm trái gió trở trời, khối u “khổng lồ” làm cụ Dục đau đớn, khó thở, ăn uống vô cùng khó khăn. Ở cái tuổi “gần đất xa trời”, hằng ngày cụ Dục đang phải chống chọi với những cơn đau từ khối u hành hạ.

Góc nhà bếp với đồ đạc như xoong, nồi..... nát bấn.

Đến cái chậu đựng nước rửa bát chỉ là một cái chum vỡ được hàng xóm cho.

Ở xã Châu Quang không ai là không biết đến hoàn cảnh đáng thương của cụ Dục nhưng rất ít người dám lại gần trò chuyện hay tâm sự vì “nhìn khối u kỳ quái đã thấy sợ”. Cuộc sống của cụ chỉ là những chuỗi ngày quanh quẩn, lủi thủi trong căn nhà im lìm. Ở cách nhà chị gái mấy ngọn đồi nên thi thoảng bà Luyện mới sang thăm cụ Dục được. Nhìn chị mình đau đớn, vật vã mang khối u lớn trên cổ hơn nửa thế kỷ, bà Luyện gạt nước mắt cầu cứu: “Cầu mong mọi người hãy giúp chị tôi chữa trị bệnh, cắt bỏ khối u quái ác này”.

Ông Kim Văn Thấu - xóm trưởng bản Diềm Bày, xã Châu Quang - chia sẻ: “Bản thân cụ Dục mắc phải căn bệnh lạ, gia đình lại thuộc diện hộ nghèo. Hàng xóm thấy vậy ai cũng thương tình nhưng ở đây nhà ai cũng khó khăn nên không ai giúp được gì. Rất mong các cấp chính quyền và ban ngành địa phương, các nhà hảo tâm tạo điều kiện giúp đỡ, để cụ có được cuộc sống bình thường như bao người khác”.

Bà Loan (áo xanh) buồn lắm vì hàng chục năm qua khối u "khổng lồ" của chị mình vẫn cứ thế mà gánh chịu. Hiện nay, hằng ngày khối u này vẫn tiếp tục lớn.

Hôm thấy chúng tôi là khách lạ, nên chị hàng xóm mới "dám" sang cụ Dục chơi.

Rời Diềm Bày khi trời đã nhá nhem, con gái cụ đi trâu vẫn chưa về, tôi chợt nhìn góc bếp nhà cụ Dục chỉ nồi không, xoong trống rỗng tuếch, cái bếp giữa mùa hè nóng bức mà vẫn lạnh lẽo đến thê thảm. Nhìn chiếc giếng khơi đã cạn trơ đáy nơi góc vườn, chúng tôi canh cánh nỗi lo với gia cảnh khó khăn của cụ thì không biết đến bao giờ khối u khổng lồ kia sẽ được “giải thoát” khỏi người cụ Dục nếu như không có những tấm lòng của bạn đọc…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 973: Cụ Lo Thị Dụcbản Diềm Bày, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An
ĐT: 0987.963.894 - anh Lô Văn Bảy - hàng xóm cụ Dục
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Phê - Doãn Hòa

April 20, 2013

Lịch Khóa Tu Một Ngày An Lạc 2013 tại Tu Viện Tường Vân


Link: http://tuvientuongvan.com.vn/news_detail/141/5/Lich-Khoa-Tu-Mot-Ngay-An-Lac-2013

April 19, 2013

Nhức lòng nhìn con chống chọi bệnh hiểm nghèo

Bao nhiêu lần đến viện là bấy nhiều lần tôi nhìn thấy Tùy dằn dỗi, khóc lóc. Thể trạng em quá yếu để chống chọi với những đợt truyền hóa chất nặng, đau đớn vì thuốc nhói tận trong xương… Mẹ Hưởng ở bên cạnh, ôm con vào lòng mà nước mắt cứ chảy ra.

Anh Đinh Thiện Tứ và chị Ma Thị Hưởng có con là Đinh Thiện Tùy đều là người dân tộc Tày quê ở Thôn Khu Chợ, xã Thuần Mai, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Hai vợ chồng vượt đường xa đưa con xuống Hà Nội chữa bệnh đã 2 tháng nay. 

Ở phòng bệnh 605 có lẽ Tùy là bệnh nhân có thể trạng yếu nhất. Đôi mắt lồi ra trên khuôn mặt hốc hác, hai cánh tay với những mũi tiêm truyền chi chít, hai chân gầy nhỏ khẳng khiu… Miệng Tùy gào lên: Á, mẹ ơi? Con đau, con đau lắm mẹ ơi…

Hóa chất được truyền vào cơ thể gầy yếu, những cơn đau dày vò em bé người Tày

Mẹ Tùy là chị Ma Thị Hưởng nhìn con đau đớn, chị nói trong nước mắt nghẹn ngào: Cháu đã chữa bệnh hơn 1 tuần ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Bác sĩ nói cháu bị đau dạ dày… Thế nhưng truyền kháng sinh hàng tuần mà cơn đau chưa dứt. Bác sĩ chuyển cháu lên bệnh viện tuyến trên là Viện Nhi Trung ương. Bệnh viện Nhi lại chuyển cháu sang Viện huyết học truyền máu trung Ương. 

Hai tháng nay cả gia đình chị Hưởng đưa con đi chữa bệnh. Chị nói: Con khóc vì đau cạn sinh lực, em cũng vì con đã khóc hết nước mắt rồi…

Trong khi chị Hưởng kể chuyện, anh Tứ mắt đỏ hoe và chạy vội ra hành lang. Anh bảo: Gia đình chỉ làm nông nghiệp, con thì đi viện thế này, tiền lo chữa bệnh đã khổ nhưng khóc lóc vì đau đớn còn nhức lòng hơn.

Hiếm hoi mới có những phút như thế này…

Những cơn đau suốt đợt truyền hòa chất cứ ào đến, cơn đau đã biến đứa trẻ lớp 4 bình thường rất ngoan hiền thành một em bé hay khóc. Chị Hưởng nhìn con và ước: Ước gì gia đình có điều kiện, có tiền bồi bổ thêm sức lực cho con để con chống chịu với bệnh tật.

Bác sĩ điều trị của Tùy cho biết: Tùy bị Lơ xê mi cấp thể L2 (ung thư máu dòng tủy). Thể trạng của Tùy lại gầy yếu nên quá trình điều trị hóa chất khó khăn hơn nhiều. Tình trạng đau đớn kèm theo sốt mà em đang gặp phải là thể hiện sự đáp ứng kém của cơ thể với từng đợt điều trị. 

Theo phác đồ điều trị bệnh thì Tùy phải điều trị khoảng 2 năm. Với những đợt điều trị tấn công bằng hóa chất và những đợt điều trị duy trì. Nếu có một cơ thể có sức chống chịu tốt thì bệnh nhân sẽ vượt qua tốt hơn…

Trong khi đó ở đợt điều trị đầu tiên gia đình đã phải vay mượn hơn 30 triệu để đi lại, nộp viện phí, ăn uống… Đợt điều trị còn phải kéo dài, gia đình chị Hưởng không thể lo tiếp cho con. 

Qua báo VietNamNet chúng tôi mong bạn đọc trợ sức thêm cho em Tùy bằng những giúp đỡ cụ thể nhất.

Thu Hằng

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp chị Ma Thị Hưởng - Thôn Khu Chợ, xã Thuần Mai, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Điện thoại 01684220207)

2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ cháu Đinh Thiện Tùy ở Bắc Kạn) 
Qua TK ngân hàng Vietcombank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn


April 16, 2013

KHAI GIẢNG CAO HỌC PHẬT GIÁO - KHOÁ I (2012 - 2014)

Với mục đích đào tạo Tăng tài cho Giáo hội PGVN, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM từ năm 1981 với tên gọi trước đây là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (Cơ sở II) đã đào tạo thành công 7 khoá Cử nhân Phật học cho gần 2.000 Tăng Ni sinh. Hiện nay Học viện đang đào tạo khoảng 1000 Tăng Ni khoá VIII và khoá IX.



Song song với chương trình đào tạo chính quy, Học viện có chương trình Đào tạo Từ xa dành cho chư Tăng Ni và Phật tử vừa làm vừa học. Chương trình đào tạo từ xa khoá I (2009 – 2013) và khoá II (2011 – 2015) đã thu hút hơn 900 học viên theo học.

Do hoàn cảnh khách quan, sau nhiều năm nỗ lực xin mở chương trình Thạc sĩ Phật học, nhằm giúp Tăng Ni sinh có thể theo học trong nước, giảm bớt các chi phí du học nước ngoài, vào ngày 27 tháng 9 năm 2011, Ban tôn giáo Chính phủ đã có tờ trình xin Chính phủ cho phép Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HM mở lớp thí điểm đào tạo Sau đại học. Do đó, ngày 13 tháng 10 năm 2011, VPCP – NC đã gởi công văn đến Thủ tướng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thiện Nhân, ban DVTW, TGTW, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhi và Nhi đồng của Quốc hội, bộ Nội vụ, bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ Tư pháp, UBND TPHCM, Giáo hội Phật giáo VN, Văn phòng Chính phủ: Bộ trưởng Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Kiều Đình Thụ; các vụ: TH, KGVX. Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có ý kiến như sau: “Cho phép GHPGVN được đào tào thí điểm Thạc sĩ chuyên ngành Phật học tại HVPGVN tại TP. HCM bắt đầu năm 2012.”

Trên tinh thần đó, HT. Viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM đã ra thông báo tuyển sinh Cao học Phật học ngày 16 tháng 2 năm 2012. Văn phòng Học viện đã nhận được 484 bộ hồ sơ của các Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp cử nhân Phật học và một số đã tốt nghiệp Cử nhân một ngành xã hội nhân văn. Bên cạnh đó, cũng có 3 trường hợp đã tốt nghiệp Thạc sĩ ngành khác.

Vào ngày 10 tháng 3 năm 2012, kỳ thi tuyển sinh đã diễn ra trọng thể, nghiêm túc tại Học viện. Với 3 môn Phật học, Triết học Mác Lê-nin và ngoại ngữ trình độ B, chỉ có 155 thí sinh đậu kỳ thi tuyển sinh Cao học Phật học với khóa I (2012 -2014) với điểm sàng là 54/100.

Ngày 11/4/2012, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng Khoá Đào tạo Sau Đại học. Đến chứng minh và tham dự lễ khai giảng có sự hiện diện của HT.Thích Đức Nghiệp - Phó Thư ký HĐCM GHPGVN, HT.Thích Trí Quảng - Viện Trưởng HVPGVN tại TP.HCM, HT.Thích Giác Toàn - Phó ban Giáo dục Tăng Ni TƯ cùng chư vị tôn túc lãnh đạo Giáo hội, Hội đồng khoa học, Hội đồng điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, chư vị giảng viên, giáo thọ sư, chư tôn đức thuộc hội đồng điều hành HVPGVN tại Hà Nội, TP.Huế và TP.Cần Thơ. Ngoài ra còn có ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo ban Tôn giáo Chính phủ; Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM; Trần Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo tại Hà Nội cùng đại diện UBND, UBMTTQVN TP, GS.TS Trần Văn Khê.










Hội đồng Điều hành Học viện PGVN tại TP. HCM tin tưởng rằng từ năm 2012 này, chương trình Cao học Phật học sẽ góp phần nâng cao trình độ Phật học cho Tăng Ni sinh Việt Nam về các phương diện triết học, lịch sử Phật giáo, các cổ ngữ Phật học, văn bản học và phương pháp nghiên cứu Phật học, nhờ đó, trong tương lai gần, Giáo hội PGVN có thêm nhiều nhân tài được đào tạo trong nước, nhằm phục vụ các Phật sự của Giáo hội và góp phần nâng cao nền Giáo dục Phật học trong nước.

Link: http://www.vbu.edu.vn/vbunews/news-world/NP-91/20/Khai-giang-Cao-hoc-Phat-giao-Khoa-I-2012-2014

Link tham khảo:

Hà Nội: Ngày 21/4 khóa tu một ngày an lạc ở chùa Thiên Niên

(PGVN) Nhằm tạo ra một môi trường tu tập thường nhật của Hội nhóm Facebook "Quan Âm và Địa Tạng" nói riêng cũng như cho tất cả mọi người hữu duyên nói chung trong khu vực Hà Nội được thuận tiện, dễ dàng có cơ hội tu tập Phật Pháp. Hội nhóm đã lên kế hoạch thành lập khóa tu một ngày An Lạc vào mỗi tháng.


Khóa tu lần II sắp tới đây sẽ mang chủ đề: "Hương Sen Từ Bi" diễn ra vào ngày chủ nhật 21/04/2013 tại chùa Thiên Niên (Quận Tây Hồ, Tp.Hà Nội) dưới sự hướng dẫn, giảng pháp của Thượng tọa Thích Duy Trấn (trụ trì chùa Liên Hoa, TP.HCM - Phó Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung Ương GHPGVN).

Thông tin chi tiết cụ thể như sau:

1. Thời gian & địa điểm khóa tu:

- Địa điểm: Chùa Thiên Niên (nằm trên đường Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Tp. Hà Nội)

- Thời gian khóa tu: bắt đầu từ 6h sáng đến 20h tối ngày chủ nhật 21/04/2013

2. Chương trình khóa tu được dự kiến như sau:

- 5h30 - 6h: mọi người vân tập đầy đủ tại chùa

- 6h - 6h30: ổn định đạo tràng, phổ biến nội quy, giới thiệu chương trình khóa tu

- 6h30: Lễ thỉnh sư

- 6h30- 6h45: niêm hương bạch Phật

- 6h45 - 7h00: tọa thiền để giữ chánh niệm

- 7h00 - 7h30: đi kinh hành

- 7h30 - 8h20: niệm Phật và lạy Phật

- 8h20 - 8h30: ổn định đạo tràng

- 8h30 – 10h15: TT. Thích Duy Trấn giảng pháp

- 10h15: cung thỉnh quý thầy về phương trượng và nghỉ giải lao

- 10h30: thỉnh sư cúng ngọ trai

- 10h30 - 11h30: thọ trai (ăn và thực tập phương pháp quán tưởng tri ân những người nhà nông)

- 11h30 - 13h30: chỉ tịnh (nghỉ trưa)

- 13h30 - 14h30: thỉnh sư, niêm hương, lạy Phật và sám hối

- 14h30 - 15h30 : tụng kinh cầu nguyện, bố thí cho các chiến sĩ, thập loại cô hồn

- 15h30 - 16h30: tham vấn giáo lý

- 16h30 - 17h00: giao lưu và chơi trò chơi

- 17h - 17h50: nghỉ và ăn nhẹ

- 17h50 - 18h : vân tập tại giảng đường

- 18h - 20h : thiền trà, dùng bánh và giao lưu văn nghệ

- 20h00: hoàn mãn khóa tu

3. Cách thức đăng ký tham gia khóa tu:

- Giới hạn số người tham gia: 200 người

4. Liên hệ đóng góp trực tiếp:

+ Quận Tây Hồ, Từ Liêm, liên hệ trưởng nhóm Ha Na. ĐT: 01693366450

+ Quận Hai Bà Trưng, liên hệ bạn Ngộ Khai. ĐT: 0983164592

+ Quận Hoàng Mai, liên hệ bạn Ngộ Nhã. ĐT: 0976337234

+ Quận Cầu Giấy, liên hệ bạn Ngộ Trí. ĐT: 0987402982

Một số hình ảnh về chùa Thiên Niên do phatgiao.org.vn tổng hợp:











PGVN
Link:http://phatgiao.org.vn/thong-bao/201304/Ha-Noi-Ngay-21-4-khoa-tu-mot-ngay-an-lac-o-chua-Thien-Nien-10305/

Technology