March 29, 2013

Xin hãy giúp cậu bé “chân voi”

Đó là em Trương Quốc Hà, học sinh lớp 9 Trường THCS Quế Phong thuộc H.Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bà Nguyễn Thị Đẩu, mẹ em Hà, cho biết lúc mới sinh thì em phát triển bình thường. 

Thế nhưng, năm lên 4 tuổi chân phải của em nổi lên vết mẩn đỏ như kiến cắn rồi phình ra và to lên rất nhanh, 5 ngón chân sưng híp. Khi di chuyển, em phải lê lết, nhấc từng bước một. Đến được lớp học là Hà mệt mỏi ngồi một chỗ để... thở. Buổi tối nằm ngủ, toàn thân Hà đau nhức. 

Em Hà với “chân voi” nặng gần 20 kg 
- Ảnh: Lê Công Sơn 

Trong khi đó,hoàn cảnh gia đình Hà vô cùng khó khăn, em mồ côi từ nhỏ và đang sống cùng mẹ già thường xuyên đau ốm. Dù vậy, Hà học rất giỏi, liên tục 9 năm liền đều là học sinh tiên tiến của trường và luôn được thầy cô, bạn bè yêu mến. Tâm sự với chúng tôi, khát khao lớn nhất bây giờ của em là được các nhà hảo tâm gần xa hỗ trợ tiền giúp chữa trị để Hà đi lại bình thường như bạn bè cùng trang lứa.


Bạn đọc có lòng hảo tâm, xin gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 102010000116341 - Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 tại TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ em Trương Quốc Hà; hoặc BáoThanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến em Hà trong thời gian sớm nhất.


Lê Công Sơn
Link: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130324/xin-hay-giup-cau-be-chan-voi.aspx

March 22, 2013

Tokyo Square

Nhóm Nhạc Tokyo Square
STT Album
1 Freddy falls in love
Tokyo Square
2 Super Market Love Affair
 Tokyo Square
3 Keep on loving you
Tokyo Square
4 With Thin You'll Remain
 Tokyo Square
5 999 Roses Of Love
 Tokyo Square
6 Say you'll be mine
 Tokyo Square
7 Almost Day And Night
Tokyo Square
8 More Than I Can Say
 Tokyo Square
9 Love Of My Life
 Tokyo Square
10 Girl You Are My Love
Tokyo Square
11 You'll Find Your Way
 Tokyo Square
12 Can't Let Go
 Tokyo Square
13 Say You Will
 Tokyo Square
14 That Is Love
Tokyo Square
15 Caravan Of Love
Tokyo Square

March 20, 2013

Ăn chay thế nào cho đúng?

Ngày nay người ta ăn chay và theo đạo Phật ngày càng nhiều, có thể nói bất cứ ai trong chúng ta ít nhất trong đời đều có đôi lần ăn chay vì một duyên do nào đó chứ không hẳn là theo tôn giáo hay đạo Phật. Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu đúng về ý nghĩa của việc ăn chay và vì sao phải ăn chay, nhất là đối với hàng cư sĩ (Phật tử tại gia) và những người trong buổi đầu ăn chay.

1. Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp các quán, nhà hàng chay có mặt ở khắp nơi từ những phố đông người đến những con hẻm nhỏ để phục vụ cho nhu cầu ăn chay ngày càng đông đúc của mọi người. Vào những ngày chay lạc nhất một ngày như Rằm và mùng 1 âm lịch hàng tháng người ta ăn chay rất đông, điều này có thể kiểm chứng ở các quán chay khi mọi người phải xếp hàng chờ mua. Vì sao ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy? Câu hỏi này có thể trả lời một cách tóm tắt ở hai nguyên nhân được cho phổ biến nhất là do tôn giáo, nhất là Phật giáo phát triển mạnh mà tinh thần từ bi của nhà Phật là chay tịnh; kế đến là nhiều người ăn chay vì lý do trị bệnh, giữ gìn sức khỏe… Nói chung xuất phát từ nhiều lý do để người ta ăn chay ngày càng nhiều, xong không phải ai cũng có thể hiểu hết được ý nghĩa của việc ăn chay là gì? Và vì sao họ phải ăn chay?!

Ngày càng có nhiều quán, nhà hàng chay phục vụ cho 
đông đảo người ăn chay

Cá nhân người viết bài này cũng đã và đang thực hành ăn chay theo phương pháp “Thập trai” (tức ăn chay mỗi tháng 10 ngày theo những ngày nhất định). Nhớ lại trước đây, tôi không thể nào quên, biết bao những kỷ niệm vui của sự “ngây ngô” của buổi đầu ăn chay. 5 năm về trước, khi chưa là một Phật tử tôi cũng ăn chay, nhưng mục tiêu, ý nghĩa của việc ăn chay lúc đó khác với bây giờ. Ăn chay lúc đó là để tôi “trả lễ” chư Phật, Bồ tát khi tôi cầu nguyện một điều gì đó. Có những lần tôi cầu nguyện và “trả lễ” rất hậu hĩnh là ăn chay liên tiếp trong 1 tháng hoặc có khi là nửa năm. Và đương nhiên, với mục tiêu và ý nghĩa của việc ăn chay như thế, tôi đã phải xin lỗi và hẹn đi hẹn lại với chư Phật, Bồ Tát nhiều lần mới có thể “trả lễ” xong được! Tôi tin đó là việc mà rất nhiều người đang tập ăn chay trong buổi đầu sẽ mỉm cười và tỏ ý đồng cảm! Song, đó là một ý nghĩa và mục tiêu lệch lạc của việc ăn chay.

2. Tại sao chúng ta phải ăn chay? Theo quan điểm tiến bộ của khoa học hiện đại nghiên cứu và thí nghiệm thì, con người sinh ra là để ăn rau, củ, quả chứ không phải để ăn thịt, tức ăn chay thay vì ăn mặn. Thứ nhất, hai hàm răng của con người được cấu trúc một cách đặc biệt, lại có răng hàm cùng xương quai hàm để nghiền và nhai thức ăn giống loài động vật ăn rau quả, không ăn thịt sống. Trong khi đó, loài động vật ăn thịt sống có răng cửa và bộ răng nanh bén nhọn để xé thịt. Thứ hai, đối với loài người và những động vật ăn rau, củ, quả thì hệ tiêu hóa dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể nên chúng ta cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và bài tiết. Ngược lại đối với loài ăn thịt như hổ có hai phần ruột, phần ruột non thì rất ngắn và phần ruột già thì rất thẳng và mịn.

Vì thế, mỗi lần con người chúng ta ăn chay thì cảm thấy nhẹ nhàng và ngược lại, nếu ăn mặn thì cảm thấy nặng nề, khó chịu và buồn ngủ. Bởi vì, lúc đó thận phải làm việc nhiều để thanh lọc những độc tố từ thịt đưa ra khỏi máu và đào thải ra ngoài bằng đường bài tiết. Đối với những người trẻ tuổi, thận còn khỏe mạnh thì chưa ảnh hưởng gì nhiều; còn với những người lớn tuổi, thận càng ngày càng yếu thì quá trình đó sẽ diễn ra khó khăn hơn. Đôi khi thận không thể loại hết những cặn bã độc tố, làm cho máu dơ, từ đó dễ sinh bệnh. Hơn nữa thịt không có chất để tạo ra tế bào, táo bón là điều rất dễ xảy ra. Chúng ta cũng biết rằng, táo bón có thể gây ra ung thư ruột, bệnh trĩ… Ăn nhiều chất mỡ động vật thì sẽ dễ bị bệnh sưng gan hay sưng lá lách và làm giảm sự sinh trưởng tế bào. Chất Cholesterol và chất mỡ của động vật là gây ra bệnh tim và là một trong mười lý do làm chết người nhiều nhất ở Đài Loan.

Và không phải đợi đến khoa học, y học bây giờ mới nghiên cứu, mà theo các nhà nghiên cứu cổ hay các nhà thực vật học thì họ nguyên cứu rằng ăn những thực phẩm ngũ cốc, rau củ thì cơ thể của họ khỏe khoắn hơn, ít có bệnh nặng hơn so với những người ăn thịt cá, thực phẩm từ động vật. Trở về quá khứ hàng ngàn năm trước, đến cái nôi của văn hóa ăn chay, đó là xứ Ấn Độ. Quan điểm ăn chay được thiết lập trong đời sống cộng đồng con người từ ngàn xưa. Ăn chay thì có nhiều phương cách hay mục đích ý nghĩa của việc ăn chay. Mỗi tôn giáo có quan điểm, chủ thuyết ăn chay khác nhau. Không riêng gì Phật giáo mà Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Kitô giáo… cũng có thuyết ăn chay nhưng ăn như thế nào, vào thời điểm nào, rồi phương cách ăn ra sao thì mỗi tôn giáo mỗi khác. Riêng với đạo Phật thì vì Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, mà nền văn minh cổ đại của Ấn Độ từ khi Đức Phật Thích Ca chưa ra đời thì người ta đã ăn chay rồi. Và đến bây giờ, sau hơn hai ngàn năm thì người dân Ấn Độ vẫn chuộng việc ăn chay, ăn ngũ cốc nhiều hơn thịt cá.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người nói rằng, ăn chay không đảm bảo được sức khỏe và dinh dưỡng. Quan điểm này thường xuất phát từ những người vừa tập ăn chay và nhất là vì phương cách ăn chay của họ không đúng. Kế đến là do nhiều người thiếu thời gian, cộng với thiếu hiểu biết về thành phần dinh dưỡng nên khi ăn chay họ ăn vội, ăn đại khái cho xong. Nhưng họ không biết rằng ăn như vậy thì ảnh xấu đến sức khỏe là điều tất yếu. Họ ăn không đủ chất hoặc đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng này nhiều quá, mà lượng kia thiếu nên lượng dinh dưỡng không quân bình trong cơ thể mà dễ sinh bệnh. Còn người ăn đúng cách, đủ chất thì không bệnh gì cả, trái lại còn rất khỏe.

3. Ngoài ý nghĩa của việc ăn chay đối với sức khỏe của con người thì trong tôn giáo, nhất là Phật giáo việc ăn chay còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn là thể hiện lòng từ bi. Trong đạo Phật thì lòng từ bi ở đây là do mình thương yêu các loài vật và mình nghĩ rằng mình có mạng sống thì chúng cũng có mạng sống; mạng sống của mình thì mình tôn trọng nên mình phải tôn trọng các mạng sống khác. Từ loài côn trùng nhỏ nhất ta phải thương chúng vì chúng có mạng sống, chúng nó cũng có cái thức biết dù cái thức ấy yếu. Nhưng theo Phật giáo Phát triển hay Phật giáo Đại thừa thì tất cả chúng sinh đều có Phật tính và chúng sinh đó sẽ thành Phật trong tương lai. Chúng ta giết chúng sinh ấy để ăn thì giống như mình giết một vị Phật tương lai vậy. Mình cắt đứt điều kiện để vị Phật này phát triển và hoàn thiện dần. Vì thế việc ăn chay, ngoài lòng từ bi cao cả là do mình thấy, biết thương các loài chúng sinh ấy như thương thân mình thì mình phải còn phải kính trọng chúng sinh đó tức là tôn kính với một vị Phật tương lai ở trong chúng sinh.

Người có giác ngộ, có trí tuệ, có hiểu biết thì mới có thể thể hiện lòng từ bi đúng mức nếu không thì mình chỉ vì thương hại, mình chỉ sợ là quả báo. Vì quả báo, vì lòng thương thì cũng đúng nhưng nó chỉ ở tầng mức và ý nghĩa của việc ăn chay như thế mới chỉ là tự lợi mình mà chưa lợi tha tức là lợi cho tất cả chúng sinh, tức là tôn trọng mạng sống của chúng, tôn trọng chúng sanh ấy như là một vị Phật, vị Bồ Tát trong tương lai. Đó mới chính là tinh thần cao cả của Phật giáo trong việc ăn chay.

4. Ăn chay và diệt dục. Ngoài những ý nghĩa của việc ăn chay đã nêu trên thì ăn chay còn có liên quan mật thiết đến việc giáo dục về tâm sinh lý của con người, cụ thể đó là vấn đề “diệt dục”. Dục ở đây là ham muốn về quan hệ thể xác. Vậy ăn chay tại sao lại có thể diệt dục được? Thoạt nghe câu hỏi này, nhiều người sẽ cho rằng ăn chay là tu, mà tu thì phải từ bỏ, đoạn diệt vấn đề đó. Tôi nhớ cách đây không lâu, vị sư là thầy tôi có giới thiệu một người đệ tử là Phật tử mới quy y để chia sẻ những vấn đề tu tập cơ bản nhất. Tôi có hỏi câu tương tự trên và cũng nhận được câu trả lời tương tự. Tôi hỏi tiếp, vậy bạn đã quy y, bạn có dám chắc là khi bạn ăn chay bạn sẽ từ bỏ luôn ái dục? Bạn ấy mỉm cười… Bạn ấy đã có gia đình! Nói tu là từ bỏ ái dục, điều này chỉ đúng ở hàng tu sĩ xuất gia, còn đối với hàng Phật tử tại gia thì chỉ cấm “tà dâm”, còn quan hệ trong hôn nhân vợ chồng thì không có trong giới cấm đối với cư sĩ.

Quan trọng nhất của ăn chay, diệt dục nằm ở vấn đề dinh dưỡng, y học. Trong thực phẩm chay thì hàm lượng dinh dưỡng không quá dư thừa, không quá béo bổ so với các loại thực phẩm từ động vật khác mà đặc biệt là não khỉ, trứng vịt lộn… vốn nhiều đạm, béo, protein… Khi ăn nhiều những thực phẩm bổ dưỡng ấy thì cơ thể con người dư năng lượng và dinh dưỡng. Chính năng lượng dư thừa này sẻ làm tăng ham muốn ái dục của con người. Mà điều đó làm cản trở lớn nhất cho con đường tu tập của người tu sĩ, Phật tử. Ngược lại, việc ăn thức ăn chay tịnh với rau, củ quả vốn không giàu dinh dưỡng đạm, béo… khiến tiêu hóa dễ dàng, thân tâm hành giả cảm thấy nhẹ nhàng, thúc đẩy quá trình tu tập mau thành quả.

Cho nên một hành giả tu tập họ tiết chế trong ăn uống, không những không ăn chiều, không ăn tối mà không ăn những thực phẩm nặng nhọc và hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong nhà Phật với hàng tu sĩ xuất gia thì có chia ra 2 loại thực phẩm là thực phẩm cứng và thực phẩm mềm. Thực phẩm cứng là cơm, canh, bánh, trái các loại. Còn thực phẩm mềm là thực phẩm dạng lỏng như sinh tố, thực phẩm mà dùng không cần nhai, nghiền thì đó là thực phẩm mềm. Buổi chiều, tu sĩ dùng những thực phẩm ấy thì không phạm luật, phạm giới là cấm ăn chiều; trừ những trường hợp bệnh hoạn, ốm đau thì tu sĩ được phép ăn chiều với thực phẩm cứng như một thuốc chữa bệnh.

Trường chay và ăn chiều nhẹ là để thể hiện nhiều ý nghĩa mục tiêu của việc ăn chay đã nêu. Đó là lòng từ bi với muôn loài muôn vật, thể hiện sự công bằng đối với sức lao động của người, tránh đi quả báo sát hại về sau như yểu mạng, không có chuyện giết thân kẻ khác nuôi thân mình để được trường thọ. Trong Kinh có nói đến việc “ai cũng ham sống và sợ chết, phải suy ta mà ra lòng người, chớ giết và bảo giết là vậy”. Vì những ý nghĩa đó mà người Phật tử theo Phật giáo đại thừa phát tâm ăn chay.

5. Một câu hỏi thú vị được đặt ra là, nếu nói việc ăn chay là để thể hiện lòng từ bi, tôn trọng mạng sống chúng sinh, tôn trọng Phật tính trong mỗi chúng sinh, diệt dục… thì hàng tu sĩ thuộc phái Nam Tông họ không được khuyến khích ăn chay thì họ không có những đức tính kể trên hay sao? Như vậy thì họ tu cái gì và tu như thế nào?! Hàng ngàn năm qua cho đến bây giờ thì đây vẫn là một điều tế nhị, vẫn còn tranh cãi trong việc tu tập theo quan điểm, tư tưởng và truyền thống của mỗi bộ phái. Sự mâu thuẫn này được giới tu sĩ giải thích dựa vào điều luật trong Kinh sách và lịch sử cuộc đời của Đức Phật Thích Ca mâu Ni.

Ngày xưa, theo Kinh sách thì thời Đức Phật còn tại thế, mặc dù Người không chủ trương giết thát các loài súc vật để thể hiện lòng nhân từ nhưng trong 227 giới Pháp của các thầy Tỳ Kheo (khất sĩ nói chung) cho đến bây giờ không có giới nào là cấm thầy Tỳ Kheo ăn thực phẩm xuất phát từ nguồn động vật cả. Trong chế định Phật giáo không có điều luật nào cấm đoán, bắt buộc không ăn thịt, cá mà Ngài chỉ kêu gọi thể hiện lòng từ bi, cấm giết thác muôn loài. Chính vì căn cứ trên các điều đó mà các vị trường lảo và các bậc thầy trước đó của truyền thống Phật giáo Nam Tông đã có những biện luận riêng cho việc không ăn chay của hệ phái mình là đúng chánh pháp. Họ không phạm giới luật vì họ không trực tiếp giết.
Thực phẩm từ rau của quả tốt cho sức khỏe

Và cũng xuất phát từ quan điểm này của hệ phái Nam Tông nên mới có thuyết “Tam tịnh nhục” là vậy. Ngày xưa thời của Đức Phật tại thế thì có thuyết ngũ tịnh nhục nhưng ngày nay chỉ là “Tam tịnh nhạc”. Vậy “Tam tịnh nhục” trong khái niệm về thức ăn của nhà sư Nam Tông là gì? Đó là những thực phẩm mà các nhà sư này được ăn có nguồn gốc từ động vật, nhưng đó được gọi là thịt thanh tịnh. 3 loại thịt đó là: không nghe, không thấy và không nghi ngờ vì mình mà giết. Ví dụ có một gia đình thỉnh chư tăng ngày mai đến thọ trai, thế là gia đình ấy làm thịt mấy con gà, mấy con vịt, heo, bò để thiết đãi chư tăng. Khi chư tăng nghe nói lại là những thực phẩm dành cho mình được xuất phát như vậy thì chư tăng không được dùng. Hoặc khi chư tăng đi khất thực nghe tiếng rên la của những thú vật đó bị giết bởi một gia chủ trong đó và sau đó họ mang ra cúng tế chư tăng thì chư tăng cũng không được dùng. Ngược lại những thực phẩm đã được làm sẵn, mặc dù thực phẩm ấy xuất phát từ thịt động vật thì đối với Phật giáo Nam Tông thì đó là thực phẩm hợp luật, được dùng. Ngày xưa, thời của Đức Phật thì còn có hai loại thực phẩm thanh tịnh khác là con vật bị chết trong rừng, hoặc thịt của những con vật mà chúng bị các con vật khác ăn còn xót lại. Nhưng hai loại thực phẩm này thì hiếm nên ngày nay ta thường nói là Tam tịnh nhục.

Tuy nhiên đó chỉ là quan điểm “ăn chay” của bộ phái, truyền thống, còn căn cứ theo Kinh và Luật của Đức Phật thì cấm chế các thầy Tỳ Kheo việc giết thác các loài động vật. Tại sao lại cấm chế? Tức là để thể hiện những đức tính đã kể trên như tôn trọng mạng sống của muôn loài, thể hiện lòng từ bi, thương yêu muôn loài muôn vật, tránh nghiệp quả báo, tránh tổn mạng, yểu thọ. Vì thế ăn chay là thể hiện tốt nhất những đức tính đó, không ăn chay dù không trực tiếp giết nhưng chúng ta đã gián tiếp giết. Nếu ai cũng ăn chay thì chắc chắn vấn đề giết thác các sinh mạng động vật sẽ giảm thiểu đến mức tối đa và là người tu sĩ thì nên tiên phong trong việc ăn chay với những thức ăn chay tịnh. Đó cũng chính là quan điểm của chư tăng tu theo tư tưởng của Phật giáo Phát triển.

Thiết nghĩ chúng ta không thể biện luận rằng, Đức Phật không chế định các giới pháp, giới luật thì mình tự do ăn uống. Một vị hòa thượng thuộc hệ phái Khất Sĩ chia sẻ rằng: Nếu trong một ngôi chùa Nam Tông làm lễ lớn thết đãi vài ngàn người, mình là người chủ trong ngôi chùa ấy mà mình không chỉ dạy, sắp xếp việc ẩm thực thì làm sao cư sĩ phật từ dám làm. Mình chủ trương thết đãi bằng thực phẩm chay lạc, bế tắc lắm thì phải mua thực phẩm “mặn” từ bên ngoài chứ đừng giết thác trong chùa. Nâng lên một bậc cao hơn nữa thì không nên dùng những thực phẩm mặn ấy thết đãi chư tăng vì chư tăng là người thể hiện sự tu tập mà người tu tập thì thề hiện nhiều đức tính, trong đó có từ bi, thương yêu muôn loài muôn vật. Nên tốt nhất chúng ta, nhất là hàng tu sĩ nên dùng thực phẩm chay lạc hơn là thực phẩm từ thịt động vật có sẵn này.

Tuy nhiên, hiện tại thì một số nhà sư chưa làm được như vậy vì họ chưa vượt thoát ra được rào cản trong tông môn hệ phái, truyền thống, quan điểm tư tưởng, đặc biệt là ảnh hưởng đến quốc độ thời gian và không gian nơi đó. Ví dụ, có nhiều nước không thể có nhiều loại thực phẩm từ thực vật, ngũ cốc dồi dào được thì họ dùng tạm thực phầm từ thịt nêu trên. Ví dụ như sang các nước sa mạc hoang vu, tuyết phủ quanh năm… họ phải dự trữ những thực phẩm từ động vật bằng cách phơi, nướng… Nhưng qua xứ như Việt Nam chúng ta thì không nên ăn thực phẩm từ thịt động vật vì ngũ cốc dồi dào, thực phẩm chay lạc dễ tìm kiếm. Do những quan điểm trên mà người tu theo Phật giáo Phát triển hay còn gọi là Phật giáo Bắc Tông, Bắc Truyền, Phật giáo đại thừa trong đó có hệ phái Khất Sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang đã chủ trương là chỉ ăn thức ăn chay tịnh, có nguồn gốc từ thực vật. Cũng xin nói thêm rằng, ở Việt Nam có 3 truyền thống Phật giáo chính đó là Nam Tông, Bắc Tông và Khất Sĩ. Trong đó Bắc Tông và Khất Sĩ thì ăn chay còn chư tăng và tu nữ của phật giáo Nam Tông thì còn dùng thực phẩm mặn.

6. Ngoài những ý nghĩa cũng như những đức tính được thể hiện trong việc ăn chay đã kể trên thì ăn chay còn có một ý nghĩa khác đó chính là kiềm thúc thân, tâm trước những ham muốn về dục lạc bộc phát. Nhất là tham ăn những thực phẩm thịt, cá, những thực phẩm chế biến từ những thứ béo bổ từ sinh mạng chúng sanh khác để bồi bổ cơ thể rồi dẫn đến tham khoái lạc về xác thịt. Theo nhà Phật thì khi mình chiều theo khẩu nghiệp như thế thì sẽ trói buộc mình trong nghiệp báo. Ta cứ giết thát và xúi người khác giết thát đề mình ăn hoặc dâng người khác ăn. Mà ăn những thực phẩm đó thì dẫn đến việc dư nguồn năng lượng trong cơ thể nên làm tăng dục tính. Và đề đảm bảo những nhu yếu về sinh học, sinh lý thì những người đó chìm đắm quan hệ xác thịt. Cho nên những người nào quá chú trọng việc ăn uống nhiều thịt, cá thì đó là những người đa dục. Đặc biệt nói về ái dục.

Một số cư sĩ hiện nay cho rằng, mình ăn chay nhưng tùy theo sự tiện lợi tức là lúc ăn chay có thể ăn thịt cá được miễn sao mình không trực tiếp giết thác các loài thì không mang tội và không mang nghiệp báo. Tôi đã gặp nhiều quan điểm như thế của các cư sĩ. Dễ thấy quan điểm trên tương đồng với quan điểm về việc “ăn chay” của hệ phái Nam Tông. Như đã phân tích ở trên, quan điểm này nếu đứng theo gốc độ của bộ phái, truyền thống trong kinh luật của Đức Phật thì có những lý lẽ riêng để biện luận. Song thiết nghĩ, nếu đã phát tâm ăn chay mà ăn như vậy thì không còn là ăn chay nữa. Chay có nghĩa gốc là trai, tức là trai giới, là sự trong sạch. Chúng ta hay nghe nói đến Trai tịnh. Tịnh là trong sạch, trai là trì trai giữ giới tức người đó thúc liệm thân tâm, sự tu tập trong sạch để giữ gìn đời sống trong sạch, phạm hạnh. Một trong những ý trong đời sống trong sạch, phạm hạnh đó là không giết thát để ăn uống, quan hệ tính dục. Không riêng gì nhà Phật từ mà thời Vua chúa ngày xưa khi cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an thì họ cũng phải ăn chay nằm đất trong mấy ngày để sạch sẻ thân và tâm; vào những ngày đó thì vua không đến hậu cung. Đó là trai giới trong sạch. Ăn chay mà nói ăn những thực phẩm mặn có sẵn thì đó không phải là ăn chay. Việc đó chỉ gọi là kiêng cử không sát sanh mà thôi. Theo quan điểm nhà Phật nói riêng và các tôn giáo nói chung thì ăn chay là không ăn thịt các sinh mạng của thú vật mà chỉ ăn các thực vật.

7. Nếu người phát tâm ăn chay nhận thức rõ ràng được mục tiêu và ý nghĩa của việc ăn chay thì người phật tử nói riêng và mọi người nói chung đều ăn chay một cách dễ dàng và ý nghĩa, đúng đắn. Chúng ta không nên ăn chay như trả nợ quỷ thần đó là những quan niệm ăn chay lệch lạc cần phải lên tiếng, xây dựng và góp ý. Ăn chay như vậy thì không còn ý nghĩa ăn chay cao thượng qua các tiêu chí như đã nói. Việc ăn chay đó chỉ lợi mình, không lợi người và cũng không phải lợi cho đời này đời sau. Ăn chay có ý nghĩa là lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh, cả đời này lẫn đời vị lai. Ăn chay không chỉ để tránh quả báo, không chỉ dừng lại ở lòng từ bi mà còn tôn trọng sự công bằng của mạng sống…

Theo bình diện tổng thể đối với xã hội liên quan đến y học thì việc ăn chay bây giờ rất hợp thời. Đặc biệt là người phương Tây, ở các nước Bắc Mỹ, Âu Mỹ bây giờ người ta ăn chay nhiều, không phải họ theo Phật giáo mà trước tiên là để giữ gìn sức khỏe, tránh đi những bệnh tật, truyền nhiễm, hạn chế tối đa những bệnh béo phì, cao huyết áp…

Để cho việc ăn chay của hàng cư sĩ Phật tử nói riêng và mọi người nói chung trong buổi đầu được như ý thì trước tiên phải hiểu rõ về ý nghĩa và phương pháp ăn chay cũng như lợi ích của việc ăn chay. Đặc biệt là phải hiểu ý nghĩa của việc ăn chay, nếu không hiểu thì việc ăn chay giống như kiểu buôn thần bán thánh, mang tính trao đổi thì không đúng. Khi ăn chay chúng ta phải hiểu ý nghĩa của nó để trưởng dưỡng những đức tính tốt đẹp kể trên; hiểu được như vậy thì người ăn chay có thể tĩnh tâm trong việc ăn chay. Và khi đó dù có người nói ra nói vào thì họ đều quyết tâm theo quyết định của họ mà không bị lung lay. Kế đến là phải biết phương pháp ăn chay, nấu chay để có thể đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Khẩu phần ăn phải đảm bảo sức khỏe. Ăn chay để bảo tồn sức khỏe, để tránh bệnh tật mà ăn chay không khéo đúng cách và hàm lượng dinh dưỡng không đủ thì lại sinh ra bệnh. Cán bộ, công nhân viên chức không có thời gian để ăn thì nên đến những tiệm ăn chay để có thể chọn những thực phẩm hợp với khẩu vị và sức khỏe của mình.

Trong kinh Đức Phật có dạy rằng, phải biết chọn lựa thức ăn và bệnh thì phải từ cữ ăn, ý nói thường có những thực phẩm mình thích ăn nhưng giờ mình bệnh thì phải kiêng cữ, trong thực phẩm chay cũng vậy. Mình phải biết chọn lựa và biết thực phẩm nào vào thời điểm nào là hợp lý. Mặt khác, việc ăn chay cũng có khả năng kích thích tính dục nếu ta ăn uống theo kiểu phóng dật, không chuẩn mực, điều độ. Bởi vì trong thực phẩm chay nhiều loại cũng giàu dinh dưỡng, nên nếu ta ăn dư thừa thì vẫn dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng, dinh dưỡng như chúng ta ăn mặn vậy. Điều đó cũng nói lên ý nghĩa của việc các chư tăng theo luật thì chỉ được ăn cơm, gọi là “thọ trai” không quá giờ Ngọ và không được ăn thức ăn cứng vào chiều hay tối là thế!

Hư Trúc
(Năng lượng Mới số 136, ra thứ Ba ngày 10/7/2012)
Source:Daophatngaynay.com

Ăn chay cũng cần có... mẹo

Với sự đa dạng của thực phẩm chay từ chế biến sẵn đến nguyên liệu tươi, khô, người tiêu dùng nên biết cách lựa chọn sao cho đúng và an toàn với sức khỏe.

Hiện nay, do việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các nguyên liệu, thực phẩm vẫn còn một số hạn chế, đồng thời nhiều cơ sở sản xuất vì mong muốn thực phẩm giòn, dai hay có màu tự nhiên nên đã sử dụng các chất phụ gia không an toàn. Vì vậy, những người ăn chay nên nhớ rõ một số lưu ý khi lựa chọn đồ chay.

Chọn thương hiệu uy tín


Thông thường, sử dụng thực phẩm tươi giúp kiểm soát được chất lượng. Tuy nhiên, cũng có một số món ăn thì thực phẩm khô sẽ tiện dụng, dễ chế biến hơn. Do vậy, tùy theo món ăn mà chọn lựa thực phẩm, nhưng một điều quan trọng là thực phẩm đó phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với thực phẩm chay chế biến sẵn để ăn liền (chao, tương…): nên chọn lựa nơi cung cấp có uy tín, thương hiệu lâu năm, có giấy chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm để mua. Khi mua thì nên chọn thức ăn có mùi thơm, món ăn (có rau, củ…) nhìn tươi, sạch và có hạn sử dụng, được bảo quản trong tủ đúng quy cách, nơi trưng bày sạch sẽ.

Đối với nguyên liệu tươi hoặc khô, gia vị mua về chế biến: Cần xem xét nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, có tem nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền, có ghi chú thời hạn sử dụng, thành phần và cách chế biến. Nên quan sát kỹ màu sắc để tránh mua nhầm thực phẩm bị lên mốc. Khi mua cũng nên chú ý đến cách bảo quản, có được đóng gói cẩn thận không.

Cẩn trọng với chất phụ gia

Do nguyên liệu chế biến thực phẩm chay không được phong phú như thực phẩm bình thường nên việc sử dụng các phụ gia để ướp, chế biến, bảo quản… là điều chắc chắn. Đối với những cơ sở chế biến, sản xuất có uy tín, tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì những loại phụ gia mà các cơ sở này sử dụng có thể đều nằm trong danh sách các phụ gia được phép dùng trong thực phẩm của Bộ Y tế. Do giá thành các loại phụ gia này thường cao dẫn đến giá thành của thực phẩm cao.

Một số cơ sở vì chạy theo lợi nhuận, họ sẽ sử dụng các loại phụ gia không được phép dùng trong chế biến thực phẩm, nhưng giá thành thấp để chế biến thực phẩm. Hoặc nhập khẩu những sản phẩm không nhãn mác, không thời hạn sử dụng để bán. Những thực phẩm này sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Một số phụ gia không được phép dùng trong thực phẩm, khi vào cơ thể có thể gây tổn thương các cơ quan, thay đổi chức năng hoạt động của cơ thể, một số chất có thể gây biến đổi tế bào và đưa đến ung thư.

Vì vậy, người tiêu dùng không nên ham rẻ mà mua những thực phẩm không rõ nguồn gốc, bán tràn lan.

Ăn chay đúng, đủ chất dinh dưỡng


Nguyên tắc của một bữa ăn đủ dinh dưỡng là phải đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng chính (chất bột, đường, chất đạm, chất béo) và các vi chất (vitamin, khoáng chất…). Để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng khi ăn chay, cần phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau khi chế biến bữa ăn (ví dụ như nấu canh súp chay: phối hợp nhiều loại rau, củ. Làm món xào chay: phối hợp nhiểu loại rau, củ, đậu phộng, tàu hũ…).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày nên cố gắng ăn trên 20 loại thực phẩm chay với số lượng hợp lý thì xem như cơ thể được cung cấp dung dưỡng đầy đủ.

Phòng ngừa chữa bệnh mãn tính

Thực hiện chế độ ăn chay giúp hạn chế thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (mỡ, thịt, nội tạng…) và thường có lượng rau củ nhiều. Thêm vào đó là nguồn chất béo, chất đạm đều từ nguồn thực vật nên chế độ ăn chay rất tốt trong phòng chống các bệnh mãn tính không lây có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng như: béo phì, đái tháo đường, rồi loạn mỡ máu, tăng huyết áp, sỏi mật, táo bón…

Tuy nhiên, để có được sự phòng ngừa các bệnh trên, cần lưu ý đến lựa chọn thực phẩm hợp vệ sinh, cách chế biến hợp lý, không quá nhiều dầu, hạn chế đồ chiên, xào. Nên ăn nhiều thức ăn dạng luộc hấp, sử dụng lượng muối, gia vị nêm vào khi chế biến vừa phải và ăn với số lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn nên tạo cho mình một lối sống năng động, lành mạnh. Duy trì tập thể dục thường xuyên và hạn chế ngồi tại chỗ quá nhiều, nên đứng dậy đi lại sau khi ngồi khoảng 1 tiếng.

source:http://www.daophatngaynay.com

March 19, 2013

Ông tiên người Đức

Suốt gần 10 năm qua, một người Đức đã tự bỏ tiền, đồng thời quyên góp từ bè bạn, nhà hảo tâm… để qua Việt Nam mổ tim cho 1.000 trẻ nhỏ.

Ông là Claus Ruff, mỗi năm đến Việt Nam 3 - 5 lần, kể từ năm 2004. Lần nào ông cũng ở lại 1 tháng, đến tận nhà những đứa trẻ bị bệnh tim, tìm hiểu cuộc sống gia đình và động viên mọi người cùng vượt qua khó khăn để cứu chữa cháu bé thành công. Chuyến đến Việt Nam vào cuối tháng 2 vừa qua, Claus Ruff đánh dấu hành trình thiện nguyện của mình với đứa trẻ thứ 1.000 được mổ tim miễn phí.

Ông Ruff đến nhà bé Bùi Ngọc Vân Anh ở tỉnh Tiền Giang tìm hiểu trước khi quyết định tài trợ bé này được mổ tim


Ông Ruff trên thuyền đến nhà một trẻ bệnh tim ở Tiền Giang 
- Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bé Hưng như cảm nhận được tình thương từ ông Ruff 
- Ảnh: N.T.Tâm

Tình thương không biên giới

Nhà của Võ Quốc Hưng nằm sâu trong con đường đất nhỏ thuộc ấp Tân Hưng Tây, xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Căn nhà này được ông bà ngoại cho mẹ Hưng ở nhờ, trống hoang hoác vì vách tre cũ mục. Căn bếp lạnh tanh. Ruộng lúa quanh nhà đã qua mùa gặt, trơ gốc rạ. Khoảnh ao vàng chóe màu phèn. Hưng 10 tháng tuổi, nặng 7 kg, mắt tròn vo ngơ ngác nhìn mọi người.

Mẹ Hưng ẵm con tất tả ra ngõ, ngã nhào vào người đàn ông ngoại quốc, khóc nức nở. Người mẹ trẻ này tên Ngà, chừng 20 tuổi. Hưng là con đầu lòng của vợ chồng Ngà nhưng chẳng may bệnh nặng. Lúc 4 tháng tuổi, Hưng suốt ngày ho rồi khó thở. Đem con lên bệnh viện Mỹ Tho khám, bác sĩ chẩn đoán bị phổi, nhưng chữa mãi không dứt. Cả nhà lại đùm túm đưa Hưng lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) khám lại. Kết quả: Hưng bị bệnh tim.

Ba mẹ Hưng chẳng có nghề nghiệp gì, quanh năm đi làm thuê kiếm vài ba chục ngàn đồng mỗi ngày, bữa có bữa không. Số tiền khám bệnh cho Hưng lên tới 40 triệu đồng, toàn tiền vay mượn. Khi nghe bác sĩ nói Hưng phải mổ tim mới có thể sống, tốn khoảng 70 - 80 triệu đồng, cặp vợ chồng trẻ chỉ biết nhìn nhau khóc rồi ngậm ngùi ôm con về nhà. Làm thuê chưa đủ tiền ăn, lấy đâu ra tiền mổ tim cho con. Đó là chưa kể khoản tiền vay mượn khám bệnh đang phải trả cả gốc và lãi mỗi ngày mỗi lớn thêm.

Rồi điều kỳ diệu đã đến khi ông Nguyễn Đức Mạnh, người sáng lập mái ấm Sơn Kỳ ở Q.Bình Tân (TP.HCM), thông qua Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Tiền Giang, biết được hoàn cảnh của Hưng. Ông Mạnh tìm tới tổ chức From the hearts to the hearts do ông Ruff sáng lập, có người đại diện ở Việt Nam, để xin tài trợ mổ tim cho Hưng. Hồ sơ của Hưng được hoàn thiện và gửi đi. Chỉ sau một thời gian ngắn, ông Ruff đã quyết định đến Việt Nam để đưa Hưng vào viện. Em cũng chính là đứa trẻ thứ 1.000 Ruff giúp mổ tim.

Ngồi xuống chiếc ghế nhựa trong căn nhà mái lá nghèo xơ xác, ông Ruff nhìn quanh một vòng rồi ôm Hưng vào lòng. Đứa bé lần đầu gặp người đàn ông cao to, lạ lẫm nhưng không hề khóc. Nó ngồi lên người ông Ruff, cầm mấy tấm ảnh của mình đã được ông phóng to từ Đức đem qua lên xem. Có vẻ như cậu bé cảm nhận được tình thương từ người đàn ông xa lạ này.

Còn sức khỏe, còn làm từ thiện

Năm 1996, ông Ruff đến Cần Giờ (TP.HCM) để xây hai trung tâm từ thiện hỗ trợ trẻ em bị nhiễm chất độc da cam. Năm 2004, trong lần đến Việt Nam cùng các nhà từ thiện, trên chuyến tàu dọc sông Sài Gòn, ông Ruff vô tình gặp một cô bé 9 tuổi tên Phạm Thị Kiều Trang bị mù mắt. Nhìn Trang thở nặng nhọc, ông hỏi vị bác sĩ người Đức đi cùng đoàn về tình trạng của cô bé thì được biết em đang rất nguy kịch do bị bệnh tim. Nghe xong, ông quyết định đưa Trang vào một bệnh viện ở TP.HCM, tự bỏ tiền túi ra để mổ tim cho em.

Ca mổ thành công và Trang rời bệnh viện sau 3 tuần. Trở về Đức, ông Ruff lập tức tổ chức gây quỹ từ thiện mổ tim cho trẻ em nghèo Việt Nam. Nói về kỷ niệm đáng nhớ nhất ở Việt Nam, ông Ruff cho rằng Trang là một câu chuyện không thể nào quên. Bởi đơn giản, nhờ Trang mà ông quyết định thành lập Tổ chức From the hearts to the hearts, để rồi gắn cả phần đời còn lại của mình ở một đất nước xa xôi. Hiện nay, Trang đang là học sinh lớp 10 ở TP.HCM.

Tính đến nay, một mình ông Ruff đã quyên góp 3,5 triệu USD để mổ tim cho 1.000 trẻ ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Trung bình mỗi ca mổ tốn 3.500 USD, tương đương 75 triệu đồng. Ông Ruff cho chúng tôi xem một tập giấy, trong đó ghi rõ ràng tên tuổi, địa chỉ của tất cả các bé. Đó là chưa kể ông còn bỏ ra số tiền khá lớn để xây 64 căn nhà cho các bệnh nhân mổ tim có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Hồi năm 2007, ông cũng giúp xây một căn nhà nuôi 45 trẻ mồ côi ở Q.Bình Tân.

Có người thắc mắc, ngay tại nước Đức cũng còn nhiều người nghèo khổ cần được giúp đỡ, thế sao ông lại tới Việt Nam? Cơ duyên có thể bắt đầu từ chính cô con gái nuôi gốc Việt tên Quyên của ông. Hiện cô đã có gia đình, ra riêng sinh sống ở Berlin. Quyên là người kết nối ông với đất nước Việt Nam còn quá nhiều khó khăn sau chiến tranh. “Tôi đã 70 tuổi, không còn trẻ nữa. Ở Đức, tôi làm việc ngày đêm để kiếm tiền qua Việt Nam giúp trẻ em nghèo. Trong tương lai không dám nói trước, nhưng còn sức khỏe, tôi sẽ còn đi”, ông Ruff tâm sự.

Tất cả trẻ em đều có quyền được sống một cuộc sống no đủ, hạnh phúc và không bệnh tật. Đó là động lực để Ruff làm từ thiện. “Tôi hướng về trẻ em, giúp đỡ chúng với một tình yêu thương tự nhiên giữa con người với con người. Tôi thấy mình như có trách nhiệm phải giúp đỡ các cháu. Tôi không phải là người giàu, nhưng tôi có khả năng chia sẻ động lực của mình với những người khác, để cùng chung tay giúp đỡ các cháu. Tôi làm tất cả những việc đó không cần để lấy lời cảm ơn hay được mang ơn”, ông Ruff nói. Nhìn căn nhà của Hưng một lần nữa, ông lắc đầu với nỗi lo sau khi được mổ tim xong em sẽ phải bò lê trên nền đất, đêm ngủ hứng gió thổi qua vách tre toang hoác ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy là một quyết định nữa được Ruff đưa ra: giúp đỡ cha mẹ Hưng 3.000 USD để xây một căn nhà mới. Quyết định của ông khiến cả nhà Hưng òa khóc, bà con hàng xóm chứng kiến cũng không kìm được nước mắt.

Một tấm lòng nhân đạo
Tiền Giang là địa phương có số trẻ được ông Ruff giúp mổ tim nhiều nhất: 168 trường hợp. Ông Phan Văn Hà, Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Tiền Giang, nhìn nhận: “Ông Ruff là người có tinh thần nhân đạo rất cao. Chúng tôi biết ông từ nhiều năm trước cũng qua chương trình mổ tim từ thiện cho trẻ em nghèo.
Việc xem xét hồ sơ của ông rất chặt chẽ, thường thì có người đến tận nhà bệnh nhân để tìm hiểu hoàn cảnh. Tiền mổ tim cho các cháu được ông ấy chi trả trực tiếp cho bệnh viện. Chúng tôi chỉ hỗ trợ một khoản kinh phí hậu phẫu. Còn tiền xây nhà cho bệnh nhân, chúng tôi nhận rồi trao lại cho chính quyền xã, chỉ làm công tác giám sát thi công”.



N.Trần Tâm
Source: Thanhnien.com.vn

March 15, 2013

TP.HCM, HN: Nhiều khóa tu mừng ngày lễ Phật giáo trong tháng 2 Âm lịch

Sẽ có nhiều khóa tu được diễn ra để kính mừng các ngày lễ trọng đại Vía Phật và Bồ tát của Phật giáo trong tháng 02/Quý Tỵ như ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia (08-02 Al), Lễ Phật Thích Ca nhập Niết-bàn (15-02 Al), Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm (19-02 Al).

1. Khóa tu "Giã từ huyễn mộng"

Ngày 17/3, ĐĐ.Thích Lệ Minh (chùa Thiện Mỹ - Tp.HCM) phối nối kết với Hội "những người thích đi chùa tụng kinh, phát cơm từ thiện” (còn gọi là Hội 14 chữ) tổ chức khóa tu "Giã từ huyễn mộng"

Với thông điệp: "Giã từ tham, giận, si, mê - Huyễn mộng tỉnh thức, lối về an nhiên". Đây là khóa tu dành cho tất cả các bạn trẻ trên trang mạng xã hội Facebook và thành viên của Hội 14 chữ, với nhạc khúc chủ đạo của khóa tu là "Biết bao giờ" do ca sĩ Quách Tuấn Du biểu diễn. 

Khóa tu được diễn ra từ 6h00 sáng đến17h00 chiều Chủ nhật, ngày 17/03/2013. Tại Nhà vườn Long Thuận - số 206 /19/30 đường Long Thuận, Ấp Long Thuận, P.Long Phước, Quận 9, Tp.HCM. 

2. Khơi nguồn tuệ giác 

Là chủ đề khóa tu một ngày dành cho bạn trẻ, do chùa Kim Phước (xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) phối hợp cùng Hội Khuyến học Cội Nguồn và Hội Tuổi trẻ và Phật pháp tổ chức vào ngày 17-3-2013 (nhằm Chủ nhật, ngày 6 tháng 2 năm Quý Tỵ) tại chùa Kim Phước. 

Chương trình tu tập gồm có tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền, pháp thoại (do ĐĐ.Thích Giác Hoàng giảng), văn nghệ, giao lưu...Thời gian đăng ký tham gia khóa tu đến hết ngày 15-3-2013. Tại Tp.HCM có thể liên lạc các số điện thoại: 0919628822 (gặp Phước) hoặc 0902481566 (gặp Mai Lương Ngọc), 01657611035 (gặp Pháp Lạc).


3. Khóa tu dành cho giới trẻ 

Vào lúc 07 - 15 giờ 30 ngày 24/03/2013 (13/02 Qúy Tỵ) tại chùa Hoằng Pháp, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp.HCM tổ chức Ngày tu Sinh viên hướng về Phật pháp (hoàn toàn miễn phí). 

Lưu ý: 

- Các bạn ở xa có thể mang theo CMND để đăng ký nghỉ lại qua đêm tại chùa Hoằng Pháp trước một đêm. 

- Tất cả các thành viên trong Hội Tuổi trẻ và Phật pháp hoan hỷ mặc đồng phục quy định của hội. 

- Các bạn có nhu cầu gia nhập vào hội và đăng ký đồng phục vui lòng liên hệ: 

- Thi Thơ Thẩn: 0973.442.859 

- Hoàng Huy : 0907.419.256 

- Như Phương : 01694.320.860 

- Minh Tâm : 0188.771.1949 

- Kiều My: 0989.646.610 

4. Pháp thoại chuyên đề "Nhận diện hạnh phúc" 

Đây là pháp thoại thường kỳ do Đoàn TNPT Trà An Lạc tổ chức cho các mạng Facebook yêu thích Phật pháp và Phật tử trẻ tại Hà Nội 

Chuyên đề kỳ 12 để được lắng mình lại và thấu hiểu những lời Pháp thoại do ĐĐ.Thích Thiên Ân (Chùa Kỳ Quang. Tp.HCM) thuyết giảng. 

Đặc biệt, trong chương trình Pháp thoại này Đại Đức giảng sư sẽ gieo duyên tới các bạn những câu chữ thư pháp ý nghĩa mà các bạn mong muốn đón nhận. (Tất cả các tranh thư pháp hiện đang trang trí tại Hanoi Vegan do ĐĐThích Thiên Ân gieo duyên). 

Thời gian: 17h30 - 21h15, Chủ nhật - Ngày 17/03/2013 (Nhằm ngày 06/02 Quý Tỵ) 

Địa điểm: Phòng Thiền - Nhà hàng Chay Hanoi Vegan. Số 66 ngõ 20 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội. 

Điện thoại: 0915 038 616 - 0978 842 248 - 0983 168 916 

Tịnh Giác (tổng hợp) 

(*): Phatgiao.org.vn tiếp tục cập nhập thông tin về các khóa tu trong tháng 3/2013 

Source: http://phatgiao.org.vn/thong-bao/201303/Tp-HCM-HN-Nhieu-khoa-tu-mung-ngay-le-Phat-giao-trong-thang-2-am-lich-9924/

March 9, 2013

Ứng xử thông minh và hạnh phúc


STTAlbum
1Mười bài Kinh người tại gia nên biết  
Giảng sư: Thích Nhật Từ
2 Công đức xây chùa 
Giảng sư: Thích Nhật Từ
3 Niềm vui trong đạo 
Giảng sư: Thích Nhật Từ
4 Bảy đức tính cao quý 
Giảng sư: Thích Nhật Từ
5 Ứng xử thông minh và hạnh phúc 
Giảng sư: Thích Nhật Từ
6 Ý nghĩa cầu an và cầu siêu 
Giảng sư: Thích Nhật Từ
7 Suy niệm về các sự thật 
Giảng sư: Thích Nhật Từ

March 6, 2013

Khai giảng khóa tu " Một Ngày an Lạc" tại chùa Phổ Quang-TPHCM

HT.Thích Trí Quảng

Sáng 7g00 ngày 3/3/2013 (nhằm ngày 22/1 Quý Tỵ) tại chùa Phổ Quang, Khóa tu " Một Ngày An Lạc" sẽ khai giảng trở lại. 

Mời quý Phật tử đồng về tham dự.

Một vài hình ảnh về chùa Phổ Quang-TP.HCM











Source:http://www.daotrangphaphoa.net

Khóa tu chủ nhật hàng tuần tại chùa Huê Nghiêm 2

Bắt đầu từ chủ nhật mùng 8 Tết năm Quý Tỵ, HT Thích Trí Quảng, Phó Chủ Tịch HĐTS.TWGHPGVN, Trưởng Ban Phật Giáo Quốc Tế, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học, Viện trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi thuyết giảng khai đạo đầu năm tại chùa Huê Nghiêm 2. 

Khóa Tu một ngày an lạc sẽ được tổ chức vào các ngày chủ nhật hằng tuần tại đạo tràng Pháp Hoa - Chùa Huê Nghiêm 2, TP.HCM. Chùa tọa lạc ở số 299B đường Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8874257.

Dưới đây là một vài hình ảnh về khóa tu một ngày an lạc tại đạo tràng Pháp Hoa vào các ngày chủ nhật hằng tuần










Nguồn: http://www.daotrangphaphoa.net

Khóa tu "Gieo Hạt Từ Tâm" kỳ 12: Giọt mồ hôi sa

THÔNG BÁO KHÓA TU “GIEO HẠT TỪ TÂM” KÌ 12

CHỦ ĐỀ: “GIỌT MỒ HÔI SA”

Chủ Nhật 03/03/2013 (22/01 Qúy Tị)

Tại Chùa Quan Âm Nam Hải & Chùa Quan Âm Các

Thành Phố Vũng Tàu


Để tạo điều kiện cho giới trẻ là các em sinh viên học sinh có dịp hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp bao la của biển cả và có cơ hội trải nghiệm, cảm thông và trân trọng sự lao động vất vả, nỗi cực khổ của người nông dân khi phải giầm mưa giãi nắng canh tác trồng trọt để có những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt cho những chén cơm trắng dẻo và những vườn cây ăn trái thơm ngon mà các em ăn hằng ngày. Ban Tổ Chức khóa tu Gieo hạt Từ Tâm sẽ tổ chức khóa tu kì 12 với chủ đề “Giọt Mồ Hôi Sa” tại TP. Vũng Tàu.

Thông Tin Khóa Tu:

Trưởng ban tổ chức: SC.Huệ Đức

Đạo diễn chương trình khóa tu: Đạo diễn Sơn Võ

MC: Yumi

Triển khai cuộc thi: Sơn Võ & Nguyên Đạt

Quay phim: Mani Media

Giảng sư: ĐĐ.Thích Quảng Tánh

Tư vấn: ĐĐ.Thích Quảng Tánh, ĐĐ.Thích Tâm Hải

Giám khảo cuộc thi: ĐĐ.Thích Quảng Tánh, ĐĐ.Thích Tâm Hải, ĐĐ.Thích Thiền Lý, SC.Huệ Đức

Số lượng tham gia khóa tu là 400: Giới hạn khoảng từ 300 - 350 em tu sinh và 50 người gồm Ban Tổ chức & các Tình nguyện viên.

Hình thức sinh hoạt: Chia nhóm trong phần cuộc thi “Tôi Là Nông Dân”. Các em tu sinh được chia thành 15 nhóm, mỗi nhóm có 1 Tình nguyện viên làm Trưởng nhóm và tham gia tất cả các chương trình của khóa tu cùng các em tu sinh.

Chương Trình Khóa Tu:

05:00 - 06:00: Các em tu sinh tập trung nhận thẻ, đồng phục, và ổn định lên xe theo sự hướng dẫn của các bạn TNV

06:00 - 09:00: Xe khởi hành đưa các em đi đến chùa Quan Âm Nam Hải, đường Hạ Long, Tp. Vũng Tàu (ăn sáng trên xe)

09:00 - 09:25: Các em đến chùa Quan Âm Nam Hải, đường Hạ Long, Tp. Vũng Tàu, xuống xe, vệ sinh cá nhân, ổn định chỗ ngồi trong chánh điện (trên lầu 1)

09:25 - 09:30: Các em tu sinh hát ca khúc của khóa tu: "Gieo Hạt Từ Tâm"

09:30 - 10:30: Các em tu sinh nghe ĐĐ.Thích Quảng Tánh thuyết giảng

10:30 - 11:15: Chuyên mục “Lắng Nghe Để Hiểu” (tư vấn: ĐĐ.Thích Quảng Tánh, ĐĐ.Thích Tâm Hải)

11:15 - 11:45: Ngồi thiền rải tâm từ bi và trì chú của bồ tát Đại Bi Quán Thế Âm và Đại Trí Văn Thù để tăng trưởng tâm từ bi và trí tuệ

11:45 - 12:15: Các em tập trung lên xe đến chùa Quan Âm Các để tiếp tục chương trình khóa tu còn lại

12:15 - 13:00: Ăn cơm trưa theo nhóm

13:00 - 13:30: Các em nghỉ ngơi và tham quan cảnh chùa

13:30 - 14:00: Các em tập trung tại khu vực trồng cây để nghe phổ biến & triển khai về cuộc thi “Tôi là nông dân”

14:00 - 16:00: Cuộc thi “Tôi là nông dân”

16:00 - 16:30: Ban Giám Khảo chấm điểm cuộc thi “Tôi Là Nông Dân”

16:30 - 17:00: Công bố kết quả, trao giải cuộc thi

17:00 - 18:00: Ăn tối

18:00 - 21:30: Kết thúc khóa tu, lên xe về chùa 

*Đăng ký tham gia miễn phí từ ngày ra thông báo đến hết ngày 28/02/2013 tại Quan Âm Tu Viện số 384 Trường Sa, P.2, Q. Phú Nhuận, TP.HCM hoặc qua điện thoại số 083.517.6181 - 0166.2363.578 -0123.5851.626. Email: gieohattutam@gmail.com

Source:http://www.daophatngaynay.com/vn/tin-tuc/thong-bao/12781-Thong-bao-Khoa-tu-Gieo-Hat-Tu-Tam-ky-12-Giot-mo-hoi-sa.html 

March 2, 2013

Các yếu tố dẫn đến hạnh phúc

STTAlbum
1 Đạo Phật cho người mới bắt đầu
Giảng sư: Thích Nhật Từ
2 Niềm tin Phật Pháp
Giảng sư: Thích Nhật Từ
3 Trị liệu khổ đau
Giảng sư: Thích Nhật Từ
4 Các yếu tố dẫn đến hạnh phúc
Giảng sư: Thích Nhật Từ
5 Tầm sư học đạo
Giảng sư: Thích Nhật Từ
6 Đạo Phật bỏ túi
Giảng sư: Thích Nhật Từ
7 Vượt qua 9 loại hoạnh tử
Giảng sư: Thích Nhật Từ
8 Đón nhận 7 phước lành
Giảng sư: Thích Nhật Từ
9 Thờ Phật, lạy Phật, học Phật và tu Phật
Giảng sư: Thích Nhật Từ
10Triết lý về con rắn
Giảng sư: Thích Nhật Từ
11 Rắn thần và rắn độc
Giảng sư: Thích Nhật Từ
12 Phật pháp cho người tại gia
Giảng sư: Thích Nhật Từ
13 Lợi ích của việc nghe Phật pháp
Giảng sư: Thích Nhật Từ

Technology