May 30, 2013

Đắng lòng cảnh cô giáo mù chăm mẹ già ốm đau

(Dân trí) – Đang là giáo viên của một trường mầm non, bỗng một ngày, đôi mắt của cô bị mờ dần và không còn nhìn thấy ánh sáng. Kể từ đó, cuộc sống gia đình cô vốn đã nghèo nay lại càng chồng chất khó khăn hơn.

Chúng tôi tìm về thôn 8, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thăm hoàn cảnh đáng thương của gia đình cô giáo Nguyễn Thị Rén, bị mù cả hai mắt, nuôi mẹ già đau yếu và đứa con trai bị thương nặng sau một vụ tai nạn lao động. Nhắc đến gia đình cô Rén, ai ai cũng động lòng, thương cảm: “Hoàn cảnh cô giáo Rén đáng thương lắm cô chú ơi! Bản thân cô bị mù cả hai mắt hơn 6 năm nay. Đã thế lại còn phải nuôi mẹ già thường xuyên đau ốm và đứa con trai bị tai nạn mấy tháng nay”. Nghe bà con xóm giềng tốt bụng nói vậy, tôi cũng thấy chạnh lòng.

Rơi nước mắt trước hoàn cảnh éo le của cô giáo mù và người mẹ già ôm đau liên miên

Ngôi nhà nhỏ của mẹ con chị Rén nằm trên bãi đất trống, khuất sau những ngôi nhà cao tầng. Bên trong ngôi nhà cấp bốn chẳng có thứ gì đáng giá ngoài hai chiếc giường và hai cái tủ gỗ đã cũ kỹ. Nghe tiếng người lạ, chị Rén dò dẫm từng bước đi ra, dáng người nhỏ bé, gầy gò, đầy khắc khổ khiến chị trông già hơn so với tuổi 55 của mình. Chị hướng đôi mắt mờ đục về phía tiếng người gọi rồi nhỏ nhẹ mời chúng tôi vào nhà. Ngôi nhà nhỏ không có lấy một chiếc bàn tiếp khách, chị phải mò mẫm một lúc mới tìm thấy tấm chiếu để trải giữa nền nhà nhưng quyết không cho chúng tôi giúp sức. Đây cũng là nơi để bà con lối xóm đến thăm nom và ngồi trò chuyện.

Chị Rén lập gia đình năm 20 tuổi. Hai tháng sau ngày cưới, chồng chị lên đường nhập ngũ. Một năm sau chị như chết lặng khi nhận được tin chồng mình đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ cao cả ở chiến trường Cam-Pu-Chia. Khoảng thời gian gần chục năm sau đó chị luôn sống trong cảnh buồn tủi, cô đơn, nhưng rồi được gia đình hai bên động viên, chị đã đi thêm bước nữa.
Sau khi về chung sống với người chồng mới và có với nhau đứa con trai đầu lòng, chị hạnh phúc lắm, không thể diễn tả hết bằng lời.

Tuy nhiên, cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nỗi lo cơm áo, gạo tiền cứ đè nặng lên đôi vợ chồng nghèo. Với đồng lương ít ỏi của một giáo viên dạy mầm non cùng với số tiền kiếm được từ công việc làm thuê, làm mướn của chồng cũng không thể trang trải đủ cho cuộc sống gia đình và nuôi thêm người mẹ già thường xuyên đau ốm. Không chịu được cuộc sống quá đỗi chật vật, người đàn ông phụ bạc ấy cũng đã bỏ mặc mẹ con chị ra đi theo người đàn bà khác.

Dù không còn nhìn thấy gì nhưng chị Rén vẫn tự mò mẫm buộc lại cánh cửa đã hư hỏng, mục nát

Nuốt dòng nước mắt tủi phận vào trong, một mình chị Rén lặng lẽ nuôi con và chăm sóc mẹ già. Chị luôn nghĩ rằng, niềm vui, niềm an ủi lớn nhất để giúp chị vượt qua hoàn cảnh là được nhìn thấy đứa con trai từng ngày khôn lớn, trưởng thành và hạnh phúc trong công việc dạy học. Những tưởng niềm hạnh phúc nhỏ bé ấy sẽ theo chị cho đến tuổi già. Nào ngờ, tai họa một lần nữa lại ập đến với chị. Năm 2006, đôi mắt chị bỗng nhiên ngày càng mờ dần đi và không còn thấy gì nữa. Công việc dạy học cũng vì thế mà bị đứt đoạn.

Chị Rén nuốt dòng nước mắt nghẹn ngào kể: "Do tui bị mù và không thể nhìn thấy gì mà dạy cho con trẻ nữa nên nhà trường cho nghỉ dù chưa đến tuổi. Cầm quyết định trên tay mà tui đau đớn vô cùng, ước mơ đứng lớp như vậy là kết thúc nhưng biết làm sao bây giờ. Với mong muốn đôi mắt sáng trở lại, tui đi hết Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) rồi lại phải tự mình mò mẫm ra tận Bệnh viện Trung ương Hà Nội để khám và điều trị mắt. Bao nhiêu tiền của tích cóp, vay mượn đều dồn vào chữa trị, thuốc thang mà mắt chỉ có mờ thêm rồi không còn phân biệt được ngày hay đêm gì nữa".

Chưa quen với đôi mắt tối sầm cả ngày lẫn đêm nên đụng vào việc gì chị cũng bị ngã. “Có bữa chị đi chẳng may đập đầu vào tường nên bị gãy mất một cái răng. Khắp người bị bầm tím, sưng vù. Ai đụng vào người một chút cũng thấy đau”. Nói đến đoạn, chị Rén kéo tay áo lên cho tôi xem. Đôi bàn tay nhỏ bé đầy vết sẹo do bị dao cắt. Các vết thâm đen ở chân, tay trán vẫn còn bầm máu đỏ tươi như mới ngày hôm qua.

...và thái nhỏ những củ sắn vừa thu hoạch ngoài vườn để mẹ con ăn tạm mà sống qua ngày

Sau mấy năm dạy học, bây giờ trở về lại không có ruộng vườn để sản xuất khiến cuộc sống gia đình chị càng trở nên khốn đốn. Đã thế, căn bệnh viêm đa khớp cứ hành hạ khiến chị không làm được việc gì, mỗi khi trái gió trở trời là toàn thân chị đau nhức. Những khi như vậy chị cũng chỉ biết than khóc mà không biết tâm sự cùng ai.

Ngồi bên đứa con gái mù lòa, bà Lê Thị Xiếp (82 tuổi, mẹ ruột chị Rén) buồn tủi: “Sao số phận con gái tui lại hẩm hiu đến vậy không biết, có chồng nhưng người thì mất sớm, người thì bội bạc. Bản thân thì mù lòa, lại bệnh tật triền miên nhưng phải gắng gượng để chăm sóc cho tui và nuôi đứa con trai khôn lớn. Nhiều đêm nghe tiếng con khóc mà ruột gan tui như đứt thành từng mảnh. Tui thì đã già yếu không giúp được gì cho con, cho cháu, chỉ biết cúi xin mọi người hãy rủ lòng thương mà cứu giúp con gái tui vượt qua khó khăn này để có thể tiếp tục cuộc sống”.

Bà Xiếp thì đã già yếu lại đau ốm nhưng vẫn cố tranh thủ hái rau chuẩn bị bữa cơm đạm bạc cho dù chỉ toàn rau 

Bà Xiếp nay đã già yếu, căn bệnh viêm phế quản mãn tính cũng khiến bà kiệt sức, có khi bà phải nằm một chỗ nhưng để con gái an tâm bà vẫn phải cố gắng để san sẻ bớt phần nào khó khăn cho con. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà chưa một lần cảm thấy thanh thản, có được niềm vui khi nhìn thấy con cháu vui vầy, hạnh phúc. Bà không sợ đau ốm mà chỉ sợ đến khi nhắm mắt nhưng lòng vẫn không yên về đứa con tội nghiệp lại mù lòa.

Vì gia cảnh quá khó khăn nên người con trai duy nhất của chị Rén là Lê Văn Diệu (SN 1986), đã tốt nghiệp trung cấp điện lạnh nhưng không có tiền chạy việc nên phải ở nhà đi phụ hồ để lấy tiền nuôi mẹ. Nhưng nỗi đau với cô giáo mù bất hạnh vẫn chưa dừng lại ở đó. Cách đây 3 tháng, trong lúc phụ hồ, chẳng may Diệu bị ngã gãy chân phải nằm một chỗ suốt mấy tháng trời. Do vết thương quá nặng, cần thời gian lâu mới bình phục nên Diệu thường xuyên phải vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới thăm khám mà mua thuốc.

Thế nhưng, số tiền từ đồng lương hưu ít ỏi của mẹ cũng không đủ cho 3 mẹ con trị bệnh bởi tiền thuốc thang mỗi tháng cũng hết vài triệu đồng. Tiền khám chữa trị cho con chị đều phải vay mượn khắp nơi. Phía gia đình nhà ngoại chị chỉ có mỗi người em trai nhưng hoàn cảnh cũng rất khó khăn nên không giúp đỡ chị được gì. Bà con quanh xóm thấy hoàn cảnh chị quá bi đát nên thường quyên góp cho lon gạo, bó rau hay chỉ là những lời động viên giúp chị vượt lên hoàn cảnh.

Chia tay hoàn cảnh đáng thương gia đình cô giáo Rén ra về, trong lòng chúng tôi cứ day dứt mãi về lời cầu cứu khẩn thiết của bà Xiếp. Hình ảnh hai người phụ nữ, một già nua ốm yếu, một khắc khổ, bệnh tật với đôi mắt mờ đục vô định vẫn đứng ở sân nhìn theo. Rồi đây, cuộc sống của 3 thế hệ này sẽ đi về đâu khi cuộc sống hiện tại quá đỗi khó khăn, túng quẫn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1017: Chị Nguyễn Thị Rén (thôn 8, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
ĐT: 01653.713.924
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 
Đức Tài - Nguyệt Đoàn

Chuyện cảm động bất ngờ về ông lão ăn xin hào phóng

Năm nay đã 98 tuổi, ông Dobri dành phần tiền xin được để quyên góp cho nhà thờ ở Bulgaria.
Ông cụ rất vui vẻ nói chuyện, hôn tay những người qua đường.

Mặc bộ quần áo ở nhà và đôi giày da cũ kỹ đã rách toác, ông Dobri thường xuất hiện bên ngoài nhà thờ Thánh Alexander Nevsky ở Sofia (Bulgaria). Ông ngồi bên cạnh chiếc hộp thiếc nhỏ để nhận tiền bố thí của người quá đường.

Ngày nào cũng vậy, ông dậy từ rất sớm và đi bộ 10 km từ làng Bailovo lên Sofia. Ông rất thích nói chuyện với những người qua đường và thường hôn tay những người dành thời gian cho mình. Nhiều năm nay, người dân Sofia thường gọi ông là "Ông nội Dobri". 

Tất cả số tiền đều được ông Dobri dùng vào việc có ý nghĩa. 

Năm 2010, khi quay phim tài liệu về nhà thờ Nevsky, một nhà báo ở Đài truyền hình quốc gia Bulgaria đã phát hiện một thông tin thú vị trong kho dữ liệu. Người đóng góp hào phóng nhất cho nhà thờ trong suốt bao năm qua chính là ông Dobri, với tổng số tiền lên tới 40.000 euro. 

Theo Asiantown, ông Dobri đã hiến tất cả số tiền của mình cho nhà thờ. Ông lão 98 tuổi chỉ sống dựa vào tiền lương hưu (100 euro một tháng) và bánh mì, hoa quả mà những người tốt bụng tặng ông. 

 
Nơi sống giản dị của cụ. 

 
 
 
 
Taichi 
Theo Ione

May 28, 2013

Quả Báo Hiện Tiền - ĐĐ Thích Trí Huệ

May 27, 2013

May 21, 2013

8 sai lầm thường gặp của người mới ra trường khi tìm việc

Kết thúc 16 năm học phổ thông và đại học, bạn hân hoan cầm trên tay tấm bằng để bắt đầu cuộc sống của người tự lập.

Tuy nhiên không ít bạn trẻ dù kiến thức và nhiệt huyết tràn đầy vẫn thường mắc phải những lỗi phổ biến sau khi tìm việc.

Trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh như hiện nay, dù sở hữu một tấm bằng cử nhân hay kỹ sư thì tìm được công việc ưa thích cũng không phải dễ dàng với người mới ra trường. Vậy nên để không bị loại từ vòng “gửi xe”, bạn cần tránh 8 sai sót thường gặp sau:


1. Không có ý tưởng rõ ràng về trình độ bản thân

Rất nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ra trường không hiểu rõ trình độ của mình phù hợp với loại công việc nào. Và hậu quả là họ thường chọn những công việc quá tầm và trở nên bực bội khi không được mời phỏng vấn.

Để tránh rơi vào tình cảnh này, bạn cần phải tìm cách làm quen và trò chuyện với những người ở trong ngành mà bạn muốn gia nhập để hiểu rõ vị trí của mình đang ở đâu và công việc nào là phù hợp với mình.

2. Liệt kê quá nhiều chi tiết về quá trình học tập

Không ít bạn trẻ mới tốt nghiệp do còn thiếu kinh nghiệm làm việc nên thường lấy quá trình học tập làm nội dung chính cho bản lý lịch của mình. Tuy nhiên nếu sa đà vào việc này, bạn cũng đang đánh mất cơ hội của mình.

Một nhà tuyển dụng thường chỉ dành khoảng 20 – 30 giây nhìn lướt qua bản lý lịch của ứng viên và họ thường muốn thấy kinh nghiệm của bạn có liên quan trực tiếp tới công việc bạn đang ứng tuyển ra sao, chứ không phải một danh sách những khóa học và môn học bạn đã hòan thành.

3. Bản lý lịch quá dài dòng

Ngay khi vừa mới tốt nghiệp, các sinh viên thường hiếm khi có đủ kinh nghiệm để trình bày trọn vẹn một trang trong bản lý lịch của mình. Do vậy nếu bạn trình bày bản lý lịch của mình một cách quá dài dòng, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng bạn không biết cách trình bay hoặc tự cao. Hãy cố gắng viết chỉ trong một trang giấy nếu kinh nghiệm của bạn có hạn.

4. Không tìm hiểu từ những người xung quanh

Một số người thường cảm thấy việc tìm cơ hội việc làm từ bạn bè của bố mẹ có gì đó không hay. Tuy nhiên tìm việc thông qua những người quen biết là một việc làm bình thường và thậm chí rất hiệu quả. Những người quen biết có thể giới thiệu cho bạn công việc, tiến cử bạn với nhà tuyển dụng và đem đến những thông tin quý giá về lĩnh vực bạn muốn tham gia.

Nếu bạn bỏ qua họ bởi bạn cảm thấy ngại hoặc không tin rằng việc này sẽ hiệu quả thì bạn đã từ bỏ một công cụ rất hữu ích trong khi tìm việc.

5. Tìm kiếm công việc trong mơ

Hiếm ai có thể đủ trình độ để có được công việc mơ ước ngay khi vừa rời trường đại học và việc cứ cố công đi tìm chỉ khiến bạn đánh mất các cơ hội khác. Quan trọng hơn đó là bạn không thể biết chắc một công việc có thực sự “như mơ” hay không cho đến khi bạn bắt tay vào làm tại cơ quan đó.

Có thể bạn cho rằng mình rất thích công việc đó tại cơ quan đó, không loại trừ khả năng sếp của bạn là một cơn ác mộng hoặc đồng nghiệp chẳng mấy thân thiện, hoặc công ty có thể bắt bạn trình giấy khám bệnh mỗi lần bạn bị cảm cúm, hay công việc luôn căng thẳng. Lời khuyên cho bạn đó là hãy chọn một công việc bạn có thể làm tốt và cảm thấy vui vẻ.

6. Không diễn giải mối liên hệ giữa kinh nghiệm và vị trí ứng tuyển

Đa số sinh viên mới tốt nghiệp có nhiều kỹ năng tốt và rất nhiệt huyết, nhưng thường không biết cách giúp nhà tuyển dụng hiểu được những kỹ năng ấy phù hợp với công việc họ ứng tuyển. Những ngôn ngữ và cách thức trình bày được xem là phù hợp trong trường học đôi khi lại không hiệu quả. Bởi vậy hãy luyện tập cách thuyết phục nhà tuyển dụng bằng cách chứng tỏ kinh nghiệm của bạn hỗ trợ tốt cho công việc ra sao.

7. Kiểu cách quá mức

Một số bạn trẻ mới ra trường cho rằng môi trường công việc phải rất trang trọng. Do vậy họ tỏ ra kiểu cách bất cứ khi nào có thể, từ những bức thư xin việc y như mẫu chuẩn, tới những đoạn email trang trọng không cần thiết với các đồng nghiệp mới…Trên thực tế, sẽ là tốt hơn khi bạn nhận ra rằng các đồng nghiệp và sếp, dù có lớn tuổi hơn rất nhiều cũng chỉ là con người bình thường như chính bản thân họ, và họ sẽ đánh giá cao nếu được cư xử theo cách này.

8. Quá suồng sã

Kiểu cách quá mức là không nên, nhưng những người mới ra trường cũng không nên quá suồng sã. Hầu hết các cơ quan đều mong muốn nhân viên của mình có một mức độ lịch thiệp nhất định: không dùng tiếng lóng, không chửi thề, không đi chân trần tới các buổi họp, không trò chuyện với các nhân viên lễ tân như thể bạn vừa gặp họ trong quán bar…

Theo Thanh Tùng/US News/Dân trí

Nam sinh 9X giao đồ ăn kiếm 50 triệu đồng/tháng

Từng chạy bàn, phát tờ rơi, bốc vác, bán đồ điện tử, nhưng chỉ 2 năm sau, chàng sinh viên Nguyễn Văn Phi (ĐH Hùng Vương) đã trở thành ông chủ của hệ thống đặt món ăn trực tuyến có tên tuổi ở Sài Gòn. 

Trang web Alomon của Nguyễn Văn Phi chỉ mới thành lập được 5 tháng nhưng đã được nhiều người, đặc biệt là các nhân viên văn phòng tại Sài Gòn biết đến. Hiện nay, doanh thu mỗi tháng trên 50 triệu, thậm chí là trăm triệu.

Trải nghiệm để khởi nghiệp

Để có được thành công bước đầu như hiện nay, ngay từ năm thứ nhất, chàng trai của vùng đất Ninh Thuận đầy nắng, gió Nguyễn Văn Phi đã trải nghiệm qua rất nhiều nghề. Chàng trai này từng làm gia sư, phát tờ rơi, phục vụ nhà hàng, đám cưới, thậm chí còn thử bốc vác ở chợ Hòa Hưng.

Khi tiết kiệm được một chút vốn liếng, Phi nhanh chóng tìm cách kinh doanh. Đầu tiên, chàng trai này lựa chọn hình thức bán hàng điện tử trên mạng. Tuy nhiên, Phi chia sẻ: "Những công việc đó rất cực, không giúp cho mình tiếp thu thêm được nhiều kiến thức về quản trị kinh doanh”.

Vì thế, chàng trai này đã cùng bạn bè thành lập CLB chứng khoán CIS để tạo sân chơi tích lũy khả năng, kiến thức cho sinh viên trong trường. Với việc CIS ra đời, Phi trở thành người trẻ nhất Sài Gòn có CLB về chứng khoán và sàn chứng khoán ảo. Bởi khi ấy, Nguyễn Văn Phi mới chỉ 19 tuổi.

CIS giúp Phi giúp có thêm những hiểu biết về chứng khoán, khả năng quản trị nhân sự hơn 600 thành viên CLB. Song song với phát triển CIS, chàng trai này vẫn duy trì công việc bán hàng điện tử.

Khi được hỏi, sinh viên nên đi làm nhiều hay tập trung học, cá nhân Phi cho rằng nên đi làm nhiều hơn. 

Phi nhớ lại: “Một buổi trưa đi giao hàng điện tử, ngang qua các tòa nhà ở quận 1, mình thấy nhiều nhân viên đi tìm đồ ăn trưa. Thấy vậy mình tự hỏi tại sao không làm một đơn vị chuyên đặt món ăn tận tay cho họ”. Ý tưởng trên là khởi đầu cho sự ra đời của Alomon.

Phi có vốn 6 triệu, cùng với sự hỗ trợ của 5 thành viên còn lại, nhóm khởi nghiệp với tổng 20 triệu đồng. Phi và các bạn bắt tay cho sự ra đời của công ty từ tháng 1/2013. Các thành viên làm mọi công đoạn, từ mua thùng chứa hàng, lập website, phát tờ rơi giới thiệu, đến từng nhà hàng đặt vấn đề, nghiên cứu thị trường…

“Bên mình chuẩn bị phát triển thêm dịch vụ phát thẻ thành viên, lập diễn đàn để mọi người có thể chia sẻ về địa điểm, món ăn bên cạnh việc đặt món. Mình tin dịch vụ này sẽ giúp mình tăng doanh thu lên ít nhất 100 triệu hàng tháng”, Phi giới thiệu.

Sinh viên nên làm nhiều hơn học

Trước khi có được thành công như hiện nay, hai tháng đầu tiên thành lập Alomon luôn trong tình trạng ế ẩm. Số tiền lỗ lên đến 20 triệu đồng. “Với sinh viên mới khởi nghiệp như chúng mình, đó là một số tiền lớn. Vì vậy có ba bạn bỏ cuộc chơi, mình cũng đã có lúc như vậy”, Phi nhớ lại.

Do tài chính thiếu hụt và sự cạnh tranh của các hệ thống có tên tuổi, công việc kinh doanh của Phi và nhóm bạn gặp không ít khó khăn. Không những thế chàng trai này còn bị gia đình phản đối vì sợ ảnh hưởng đến việc học hành.


Nguyễn Văn Phi (21 tuổi, khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Hùng Vương) đã là ông chủ của một hệ thống đặt món ăn trực tuyến có tên tuổi ở Sài Gòn. 

Không nản, Phi tiếp tục đến các nhà hàng, đi nhiều đến nỗi có nhiều nhà hàng tưởng là đi xin việc; để tìm nhiều cách mở rộng đối tượng khách hàng và hướng quảng cáo địa điểm ăn uống. Sau 2 tháng thua lỗ, công ty của Phi dần đi vào ổn định với mỗi ngày từ 100–200 đơn đặt hàng. Hầu hết các đơn đặt hàng đều có số lượng lớn của một công ty, văn phòng.

Là ông chủ, nhưng Phi vẫn đảm bảo công việc học tập. Chia sẻ về học tập, Phi cho biết: “Dù khá bận rộn, tuần chỉ dành ra vài tiếng cho bản thân nhưng mình vẫn cố gắng sắp xếp thời gian học tập, vẫn làm chủ nhiệm CIS và trước giờ chưa hề rớt môn học nào”.

Chàng trai này luôn ưu tiên cho công việc nhiều hơn, nhiều lúc phải nghỉ học để giao những đơn hàng quan trọng. Bởi Phi quan niệm dành 40% cho học tập và 60% cho công việc của mình. Khi được hỏi, sinh viên nên đi làm nhiều hay tập trung học, cá nhân Phi cho rằng nên đi làm nhiều hơn.

Dù kiếm được nhiều tiền nhưng Phi không hề lơ là việc học. 

Phi chia sẻ: “Có bằng đại học là điều kiện cần, nhưng điều kiện đủ lại chính là kinh nghiệm kỹ năng thực tế. Mỗi công việc mình làm đều học được thêm kỹ năng. Việc bán hàng điện tử giúp mình có kỹ năng thuyết phục khách hàng, quản lý CIS giúp mình biết về quản trị nhân sự, truyền thông, còn chạy bàn mà mình hiểu tâm lý khách hàng". Vì thế ngoài đảm bảo việc học không sa sút, Phi cho rằng sinh viên nên đi làm để giảm bớt quỹ thời gian rảnh rỗi.

Như quỳnh
Theo Infonet

May 19, 2013

Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn

2.000 đồng là số tiền mà tại nhiều nơi ở TP.HCM người dân không đủ để gửi xe, không đủ mua một ly trà đá. Nhưng với 2.000 đồng, đó là số tiền mà dân nghèo, sinh viên khó khăn có thể mua được cơm và thức ăn với đầy đủ dinh dưỡng.

Người nghèo có được bữa cơm ấm bụng giữa một Sài Gòn náo nhiệt, quay cuồng, có lúc cứ ngỡ là câu chuyện thần tiên… Trên địa bàn TP.HCM, những quán cơm với giá chỉ 2.000 đồng đang ngày được nhân rộng để phục vụ dân nghèo.

Quán cơm 2.000 đồng tại hẻm 14/1 trên đường Ngô Quyền hoạt động vào các buổi trưa thứ 3, 5, 7 hàng tuần. Tại đây, mỗi phần cơm có: cơm, thức ăn (thịt, cá, rau, canh), chuối tráng miệng… Đặc biệt, thực khách đều được ăn cơm thêm và canh miễn phí.

Mỗi buổi, quán phục vụ hơn 500 suất ăn, ngoài sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn còn có cả trăm dân nghèo làm nghề bán vé số, lượm ve chai, đạp xích lô… tới ăn. Vào giờ cao điểm, khi các bàn ăn trong nhà đã chật ních người, khách phải ngồi tràn ra cả con hẻm.

Người Sài Gòn chia sẻ với người nghèo đang hằng ngày vật lộn với 
bộn bề lo toan

Bạn Huỳnh Vũ Thuận, sinh viên một trường cao đẳng trên địa bàn quận 10 cho biết: “Quán cơm 2.000 đồng này tuy rẻ nhưng nấu ngon không kém gì những quán cơm bình dân giá từ 18.000 - 20.000 đồng khác. Trưa thứ 3, 5, 7 nào em cũng tới đây ăn”.

Bác Nguyễn Tám Nam làm nghề lượm ve chai nói: “Từ khi biết quán cơm 2.000 đồng này, tôi tới ăn và hàng tháng tiết kiệm để gửi tiền về quê cho vợ ở Quảng Ngãi chữa bệnh”.

Tại quán cơm Nụ Cười 3 (quận 7), thực khách được ăn cơm, canh không hạn chế, 3 món mặn, trà đá miễn phí. Bên cạnh đó, một quầy sách đồng giá 2.000 đồng và quầy báo miễn phí cũng được bày trong khuôn viên quán cơm để phục vụ thực khách. Chủ quán cho biết, ban đầu, quán cung cấp 300 phần cơm/ngày. Khi đủ điều kiện sẽ nâng dần số lượng.

Tại TPHCM còn có một số tuyến đường được mệnh danh là “phố bán cơm ký”.

Chị Nguyễn Thu Hương, người bán cơm ký (kg) trắng, cơm không cho biết: “Đa phần những người tới mua cơm đều là dân nghèo và sinh viên. Với 4.000 đồng, họ có thể mua cơm ký để ăn được hai bữa trưa và tối. Mỗi ký cơm tôi lãi khoảng 500 đến 1.000 đồng, chủ yếu bỏ công làm lời”.

Những quán cơm 2.000 đồng, cơm trắng bình dân là một cách người dân Sài Gòn chia sẻ với người nghèo đang hằng ngày vật lộn với những bộn bề lo toan…


Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Bố và con cùng ăn cơm với giá 2.000 đồng
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Quán chật hẹp nên ai cũng cố ăn nhanh để nhường chỗ cho người khác
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Xếp hàng đợi đến lượt mình vào ăn cơm 2.000 đồng

Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Những bữa cơm giá chỉ 2.000 đồng nhưng làm ấm bụng bao người
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Khay cơm với đầy đủ cơm, canh, thức ăn, đồ tráng miệng
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Phân chia từng khay cơm phù hợp với người ăn
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Dù chỉ bán với giá tượng trưng, nhưng gian bếp của tiệm cơm nấu ăn rất sạch sẽ, nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang khi chế biến thức ăn và đưa cơm cho khách
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Ăn cơm trưa xong, người phụ nữ tiếp tục hành trành bán vé số dạo
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Cụ ông này cũng vậy, ăn cơm no, ngon, cụ ông được tiếp năng lượng để rong ruổi mưu sinh bằng nghề lượm ve chai.
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Sau bữa cơm ấm bụng, các cụ ông, cụ bà được hớt tóc miễn phí
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Cơm không, cơm trắng bán ký trên đường Nguyễn Thông (quận 3)
Source: Khampha.vn

May 14, 2013

Một người Úc thầm lặng ở Hà Nội

TT - 2.629 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là thế nào? Nếu so lớp học 35 em thì đó là ngôi trường có 75 lớp. Nếu so gia đình bốn người thì tương đương với 657 gia đình.


Biết việc thiện nguyện Michael Brosowski làm từ lâu, tôi vẫn nghĩ ngợi mãi về con số quá lớn này.

Nhưng đó là một câu chuyện thật, thật đến từng chi tiết được ghép lại bằng chính 2.629 số phận kém may mắn và những gì anh đã làm được cho các em... Biết nhau đã lâu, nhưng hẹn mấy lần tôi mới gặp được Michael Brosowski. Anh bận lắm. Mỗi ngày làm việc của anh chàng người Úc ở Hà Nội này thường mãi đến 2g-3g sáng. 

Bên tách cà phê nóng, người cha, người anh và thầy của 2.629 trẻ trả lời thẳng những gì tôi còn đang luẩn quẩn trong đầu: “Bạn bè đã cản tôi: Này Michael, bạn chẳng làm được gì đâu. Hãy nhìn ra ngoài phố xem đang có bao nhiêu trẻ bất hạnh? Mình bạn làm được gì cho chúng?”. Michael kể lúc đầu cũng chẳng nghĩ mình gắn bó lâu với trẻ em Việt Nam như vậy. Tất cả chỉ tình cờ, mà theo tiếng Việt thì anh gọi đó là “duyên nợ”.

“Duyên nợ” đêm đông

Lần đầu đến TP.HCM dạy học năm 1999, rồi Michael ra Hà Nội dạy tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Một buổi tối ngồi ăn bún chả bờ hồ Hoàn Kiếm, anh tình cờ nhìn thấy đứa trẻ bưng bê đang đỏ bừng vì sốt. Dấu hiệu trên người em khiến Michael nghĩ ngay bệnh thủy đậu. Đêm đông Hà Nội rét cắt da, đứa trẻ ốm đau vẫn phong phanh bộ quần áo tả tơi. Khách đông, chủ quán cứ liên tục hét thúc. Em mệt mỏi, luống cuống như chực ngã lăn.

Michael lặng nhìn cậu bé. Anh nhờ người bạn Việt Phạm Sĩ Trung cùng đi, xin chủ quán cho dẫn em đi mua thuốc. Chủ quán ngạc nhiên nhưng cũng gật đầu vì khách nói năng tử tế và tiệm thuốc cũng gần đấy. Đưa được ra ngoài, Michael thân tình hỏi thăm hoàn cảnh. Em thều thào kể mình tên Kiều, quê Nam Định, nhà rất nghèo, phải bỏ học lên Hà Nội giúp việc.

Lặng nghe tâm sự, Michael lóe suy nghĩ hỏi nếu mỗi tháng có ít tiền thì em chịu về quê học lại không? Kiều gật đầu ngay. Michael quay lại quán. Anh xin “chuộc” đứa trẻ về quê chữa bệnh, mỗi tháng trích tiền lương mình gửi cho em đi học lại.

Từ tối tình cờ này, Michael ra đường hay để ý trẻ em. Anh thấy có những trẻ thật hạnh phúc trong vòng tay bố mẹ, nhưng nhiều em lại quá nghèo khổ, vất vả kiếm sống. Hình ảnh trẻ lang thang đánh giày, bán báo, nhặt rác, bưng bê ở quán ăn... ám ảnh Michael. Anh lại lóe suy nghĩ: “Nếu biết chút tiếng Anh, chắc bọn trẻ sẽ đỡ vất vả ở thành phố du lịch này”. Thế là anh nhờ người bạn tên Trung cùng đi “dụ” trẻ đường phố tối tối về phòng trọ của Michael ở Cầu Giấy để uống nước ngọt và trau dồi tiếng Anh. 

Ban đầu chỉ vài em lò dò đến. Nhưng rồi cách dạy đơn giản, vui nhộn của Michael, mà đặc biệt là không tốn học phí lại được chiêu đãi nước ngọt, đã làm bọn trẻ rỉ tai nhau. Chỉ vài hôm, phòng trọ chật cứng đám trẻ đen đủi, lỉnh kỉnh xách theo cả xấp báo, hộp đánh giày.

Giải cứu những mảnh đời

Tìm thêm sự hợp tác của người bạn Việt Tạ Ngọc Vân cùng nhiệt huyết thiện nguyện, họ ngược xuôi tìm vào tận Thừa Thiên - Huế, để kể cho các bậc cha mẹ biết những gì con cái mình đang phải tha hương chịu đựng. Có người đã bật khóc. Nhiều người đã nhờ họ giúp đỡ đưa con cái mình về. Đó cũng chính là tâm nguyện của Michael. Sau lần ấy, Michael và Tạ Ngọc Vân trở thành
“nhịp cầu” đưa trẻ đường phố trở lại gia đình. Họ làm rất quyết liệt, tìm cách tiếp cận, tâm sự với các em rồi đưa điện thoại di động cho nghe trực tiếp giọng cha mẹ đang mong mỏi con về. 

Mấy lần Michael và Tạ Ngọc Vân suýt bị tấn công vì chuyện này. Các bà dẫn dắt chửi bới thậm tệ. Đám thanh niên vác dao đòi xử. Thậm chí có kẻ còn hù dọa tố cáo công an. Michael và Tạ Ngọc Vân kiên quyết không chùn bước, cứng rắn trả lời: “Chúng tôi đang rất muốn đến công an để làm rõ chuyện này. Hãy đi với chúng tôi”. Thế là họ tản dần.

Khó khăn vẫn chưa hết khi họ tiếp tục bị hiểu lầm ở chính quê nhà các em. Một số địa phương đã nghi ngờ “ông Tây” và người lạ mặt nói giọng Hà Nội. Có lần Vân bị công an địa phương mời làm rõ việc anh photocopy các bài báo, hình ảnh phản ánh nguy hiểm của trẻ em đường phố để gửi cho cha mẹ. Tuy nhiên, rồi sự thật tốt, xấu cũng rõ ràng. Chính một số địa phương ở Huế đã cử người đi cùng họ vào TP.HCM, dẫn trẻ bị lạm dụng về quê. 

Từ bước đầu với trẻ đường phố, Michael và các cộng sự thiện nguyện dần vào thẳng những cơ sở lao động sử dụng lao động trẻ vị thành niên như cầm tù. Việc giúp đỡ như giải cứu khi phải vào tận nhà chủ để dẫn các em ra. Tạ Ngọc Vân từng tốt nghiệp đại học luật. Anh vừa mềm dẻo vừa cứng rắn vượt qua được khó khăn, kể cả những lần đối mặt với các ống sắt lăm lăm trong tay ông bà chủ.

Tuy nhiên, việc phức tạp nhất mà Michael và các bạn phải đối mặt chính là những lần giải cứu các em gái bị bóc lột tình dục, hầu hết ở khu vực biên giới Trung Quốc và cả ở sâu nội địa. Michael cùng Tạ Ngọc Vân phải tính toán nhiều phương án để giải thoát thành công. Nhiều trường hợp họ phải nhờ công an Việt Nam và Trung Quốc. Ngược lại chính họ cũng được công an nhờ giúp đỡ dẫn dắt, nơi ở lánh nạn cho các em. Michael đã không kịp giấu ánh mắt đỏ hoe khi tâm sự với tôi: “Đau xót nhất là các em gái bị bệnh xã hội. Nhìn ánh mắt thơ dại, đau khổ của các em mà tim mình nghẹt lại, như chính mình cũng đang bị bệnh”!

Michael không chìa tay ra một lần rồi rụt lại. Cách giúp trẻ bất hạnh của anh rất đặt biệt với quan điểm không chỉ cho ổ bánh mì, mà quan trọng là giúp các em nên người. Anh dùng quỹ quyên góp hỗ trợ học bổng, cuộc sống cho các em về lại gia đình. Trường hợp quá khó khăn, anh đưa về nuôi ăn học tại trung tâm ở Hà Nội. Ngoài giải quyết sang chấn tâm lý kỹ năng sống, Michael chú trọng cho các em học văn hóa và ngoại ngữ. Sau này nhiều em có việc làm lại chìa tay ra với em khác.

Việc Michael làm như dòng suối thầm lặng nhưng trôi chảy không ngừng nghỉ, và giờ đó là câu chuyện 2.629 cuộc đời trẻ thơ như 2.629 cỏ dại cằn cỗi trên hoang mạc đã hồi sinh...
QUỐC VIỆT


Ngôi nhà cười

Để bọn trẻ thoải mái, Michael thuê hẳn một căn nhà trong ngõ nhỏ 131 Hồng Hà. Đó là “ngôi nhà cười”, khi tối tối lại rộn rã tiếng cười vui của đám trẻ đường phố với thầy Michael “tả xung hữu đột” dạy tiếng Anh bằng cả miệng và múa may tay chân để diễn tả thế nào là dog (con chó), ra sao là cat (mèo)... Việc Michael giúp trẻ bất hạnh nhanh chóng được cộng đồng nước ngoài ở Hà Nội biết, đặc biệt là khi một số học trò anh tạm đủ tiếng Anh xin việc ở các khách sạn lớn.

Có người quyên góp giúp chút tiền để anh có điều kiện tận tâm với việc thiện nguyện. Đặc biệt, một số người còn chia sẻ công việc với Michael. Trong đó có bà Alison Kember, phu nhân ngài cựu đại sứ New Zealand, cứ chiều chiều lại ghé lớp, truyền đạt kỹ năng sống và tiếng Anh cho đám trẻ. Ngoài ra, một số bạn trẻ Việt Nam cũng đến góp sức.

Đó cũng là lúc Michael hiểu việc mình làm đến giai đoạn cần phải rõ ràng và hiệu quả hơn. Thế là anh nộp đơn xin mở Tổ chức giúp đỡ trẻ em Rồng Xanh ở Hà Nội. Cái tên tiếng Việt Rồng Xanh được Michael kể: “Ý tưởng độc đáo của chính một học trò đường phố. Cậu ta ghép màu xanh biển quê hương thầy ở Úc với con rồng huyền thoại dân tộc Việt. Tôi mới nghe đã thích ngay sự liên tưởng, gắn kết thú vị này”.

Từ năm 2003, ngôi nhà cười Rồng Xanh thêm đông đúc. Việc giúp đỡ trẻ đường phố không còn là sự tình cờ nữa. Michael chủ động tìm các em. Anh vào tận TP.HCM để giúp những trẻ có nguy cơ bị lạm dụng. Những ngày la cà ở phố Tây Phạm Ngũ Lão, Đề Thám..., anh phát hiện nhiều đứa trẻ nghèo khó, gầy gò bị ép buộc đi bán bánh kẹo, đồ lưu niệm, hoa tươi suốt đêm. Các bé trai đã xanh xao, tả tơi. Bé gái còn chịu nhiều nguy hiểm hơn khi phải lang thang suốt đêm ở các phố du lịch đông đúc. Michael cùng bạn người Việt giả vờ mua này nọ để tâm sự với các em. Anh lần mò, điều tra được có cả những “ông bà chủ” ở miền Trung chuyên lừa đảo, dẫn trẻ quê nghèo khó vào làm công việc nhạy cảm, rủi ro. Các em chỉ được hứa trả lương một lần mỗi năm là vài triệu đồng. Nhưng nhiều em làm suốt mấy năm vẫn chưa được đồng nào ngoài chén cơm nguội và manh chiếu tả tơi ở xóm trọ nghèo.

Link:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/547983/mot-nguoi-uc-tham-lang-o-ha-noi.html?page=2#ad-image-0

Khai trương quán cơm 2.000 đồng/phần

Sáng 11-5, quán cơm xã hội Nụ Cười 3 đã được khai trương tại số 298A Huỳnh Tấn Phát (phường Tân Thuận Tây, quận 7 - TPHCM).

Chỉ với 2.000 đồng, nhiều người nghèo có được bữa ăn chất 
lượng tại quán cơm Nụ Cười 3

Đây là quán cơm thứ 3 trong dự án “Trợ giúp suất ăn giá rẻ” do Quỹ Từ thiện Tình thương TPHCM tổ chức. Với chỉ 2.000 đồng, người nghèo, có thu nhập thấp như: mua ve chai, bán vé số, phụ hồ hay học sinh - sinh viên nghèo... có được bữa ăn bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Quán cơm Nụ Cười 3 mở cửa bán từ 11 giờ 15 phút đến 12 giờ 45 phút vào các ngày thứ ba, năm, bảy trong tuần với cơm không hạn chế, 3 món mặn, trà đá miễn phí. Ban đầu, quán sẽ cung cấp 300 phần cơm/ngày, sau đó khi đủ điều kiện sẽ nâng dần số lượng và bán đầy đủ các ngày trong tuần. Bên cạnh đó, một quầy sách đồng giá 2.000 đồng và quầy báo miễn phí cũng được bày trong khuôn viên quán cơm để phục vụ thực khách.

Tin - ảnh: S.Đông
Link:http://nld.com.vn/20130512092918488p0c1042/khai-truong-quan-com-2000-dongphan.htm

May 6, 2013

"Ðồ Chiểu" của học trò bất hạnh

Người dân thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) gọi thầy giáo Ðặng Ngọc Duy (37 tuổi) là "Ðồ Chiểu", bởi đã tình nguyện dạy dỗ, cưu mang những đứa trẻ bất hạnh. Ðể thành lập mái ấm tình thương mang tên Hướng Dương, "anh hiệu trưởng" đã phải vượt qua vô vàn gian nan.

Từ đi tìm ánh sáng...

Năm học lớp sáu, Ðặng Ngọc Duy vì tò mò muốn vặn một vật sắt có hình thù rất lạ nằm dọc bên đường đến trường nhưng không biết đó là kíp nổ. Thình lình, một tiếng nổ vang xé ngang không gian, mắt mũi tối xầm, cậu học trò chìm vào mê man. Khi tỉnh dậy mới biết mình không thể nhìn thấy ánh sáng nữa...
Thầy và trò cùng hướng về phía trước. 

Không đến được trường như bao bạn bè cùng trang lứa, hằng ngày nghe lũ trẻ hàng xóm đạp xe cóc cách đến trường mà nước mắt Duy ứa ra, đã có lúc nghĩ đến cái chết. Ban đầu mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có người khác giúp đỡ, Duy chẳng khác một đứa trẻ là mấy. Nhưng rồi Duy tự nhủ mình không thể làm gánh nặng cho bố mẹ. Anh xin đi học nghề nhưng đi đến đâu cũng bị từ chối. Thế nhưng đối với Duy "ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy".

Năm 1992, Duy xin ba mẹ cho ra Ðà Nẵng học tại trường khiếm thị Nguyễn Ðình Chiểu và bắt đầu tập làm quen với chữ nổi Braille. Ðược thầy cô truyền ánh sáng tri thức, Duy dần hòa nhập được với thế giới bên ngoài bằng ngôn ngữ dành cho người khiếm thị. Sau 5 năm (năm 1997) Duy hoàn thành chương trình tiểu học. Cũng trong thời gian này Duy bắt đầu cuộc hành trình vào TP Hồ Chí Minh, đến các trường dạy trẻ khuyết tật để học hỏi những mô hình và cách tổ chức lớp học của họ. "Thì ra trên đời vẫn còn có nhiều người còn bất hạnh hơn mình, tôi bị mù đôi mắt nhưng bên tôi lúc nào cũng có chỗ dựa vững chắc là gia đình, người thân, thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh thì hãy tự đi tìm lấy hạnh phúc cho riêng mình", Duy tâm sự. Với những nỗi đau của người cùng cảnh ngộ, hơn ai hết Duy thấu hiểu những khó khăn, vất vả mà họ phải vượt qua trong cuộc sống. Cũng từ những trải nghiệm thực tế ấy đã nhen nhóm trong Duy ước mơ xây dựng một mái ấm dành riêng cho người khuyết tật ngay trên mảnh đất quê hương mình. Sau nửa năm "đi bụi", năm 1998, Duy quyết định quay về quê tiếp tục học lại lớp bảy. Năm 2003, Duy tốt nghiệp trung học phổ thông, năm 2006, tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Trường cao đẳng Sư phạm Quảng Nam (nay là Ðại học Quảng Nam).

... đến mở trường dạy học

Năm 2009, một mái ấm tình thương mang tên Hướng Dương, dành cho những trẻ mồ côi, khuyết tật ra đời, có trụ sở tại số 79, đường Tiểu La, TP Tam Kỳ. Ðể có tiền xây dựng được cơ ngơi này ít ai biết được thầy đã phải bỏ công đến các trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam rao bán những tập thơ của mình. Thơ của Duy có thể không hay nhưng chính nghị lực của thầy đã khiến nhiều người không ngần ngại bỏ tiền túi ra mua, thậm chí còn có một số mạnh thường quân nhận phát hành giúp. Bao nhiêu tiền chắt chiu, anh dồn hết cho trung tâm.

Một lần nữa thử thách lại đến, trường mở ra nhưng chỉ có vài em theo học. "Hiệu trưởng" lại mò mẫm đến các trung tâm bảo trợ xã hội, các trại trẻ mồ côi... "xin" những mảnh đời bất hạnh về nuôi dạy. Ban đầu mái nhà tình thương Hướng Dương chỉ có năm em, nay con số đó đã lên đến 22. Nhiều em thuộc diện đặc biệt như hai chị em song sinh khiếm thị Nguyễn Thị Sinh và Nguyễn Thị Bình (10 tuổi), dân tộc Ca Dong, cha mẹ lại khuyết tật, không có khả năng nuôi dưỡng. Một hoàn cảnh éo le không kém là em Nguyễn Thị Vũ (12 tuổi), ở Tiên Phước, thiểu năng trí tuệ, mẹ mất sớm, ba bỏ theo người đàn bà khác, Vũ được một bác xe ôm đưa về mái ấm của Duy.

Ðến cơ sở Hướng Dương những ngày này, chúng tôi gặp những học trò đang miệt mài, say sưa với con chữ, một không khí học tập vui tươi, tràn đầy niềm vui. Em Trần Văn Nhật, người vừa được thầy Duy nhận về nuôi dạy cách đây hai tháng, chia sẻ: "Từ khi đến đây, cảm giác không có ba đã vơi dần bởi về nhà em có mẹ, đến nhà tình thương em lại được thầy săn sóc, em thấy hạnh phúc lắm".

Nói về lớp học của mình, anh Duy cho biết: "Do độ tuổi của các em nằm trong khoảng từ sáu đến 16 tuổi nên rất khó xếp lớp. Vì vậy lớp không chia theo độ tuổi mà chia theo khả năng học của các em. Thêm nữa tất cả sinh hoạt và học tập đều diễn ra trong căn nhà không lấy gì làm rộng nên phải tổ chức lớp ghép, các em đều ngồi chung, chỉ khác nhau chương trình học".

Hiện tại để nuôi dạy các em nhỏ, thầy Duy phải chạy ăn từng bữa. Mọi sinh hoạt hằng ngày của thầy và trò từ ăn uống đến quần áo, sách vở, đồ dùng sinh hoạt gần như phụ thuộc vào số tiền trợ cấp tật nguyền ít ỏi hằng tháng cho mỗi em là 180 nghìn đồng. Khó khăn, thiếu thốn mọi bề nhưng với trái tim nhân hậu, nghị lực phi thường, tôi tin rằng người thầy sẽ còn tiến xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp trồng người.

Bài và ảnh: NGỌC VIÊN 
Source: www.nhandan.org.vn

May 4, 2013

Cội nguồn hạnh phúc là cho chứ không phải là nhận

Trong cuộc đời, có lẽ ai cũng từng giúp người và từng được người giúp. Hiệu quả giúp đỡ phụ thuộc nhiều yếu tố như: khả năng, thiện chí, cách thức… Khả năng thì có hạn vì trong đa số trường hợp, ta không thể vượt quá khả năng của mình.
Hạnh phúc là cho chứ không phải là nhận - Hình minh họa

Thiện chí giúp đỡ có thể là vô hạn tùy thuộc tâm từ bi của mỗi người. Cách thức thì rất đa dạng như giúp công sức, tiền bạc, chia sẻ kiến thức, tình cảm,... đến đối tượng hoặc dựa vào các mối quan hệ để giúp người việc này chuyện kia như xin hộ việc làm, giới thiệu khách hàng. Tuy nhiên, khi nói giúp đỡ, người ta thường hay nghĩ đến giúp về vật chất, gọi một cách nôm na là cho hoặc bố thí.

Có người cho thật dễ dàng, sẵn lòng ban phát tiền của khi bắt gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, đáng thương. Họ giúp đỡ một cách tự nhiên, tự nguyện và có thể bố thí đến những đồng bạc cuối cùng.

Trái lại, có người hiếm khi cho và nếu có thì rất khiêm nhường. Khó khăn lắm họ mới có thể mở hầu bao, trong một số trường hợp gần như là miễn cưỡng. Họ thường viện dẫn các lý do để từ chối như chưa đủ khá giả, đối tượng chưa thực sự đáng giúp, chưa đúng lúc, chưa đúng nơi v.v… Và lý do phổ biến nhất là lo cho người thân còn chưa xong nên chưa nghĩ đến việc giúp người khác. Lý do này thoáng nghe có vẻ hợp tình, hợp lý nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì vẫn thấy dường như chưa ổn.

Lo cho người thân cũng vô chừng như lo cho chính mình. Hơn nữa, không chắc ta đã thực sự lo cho người thân trừ khi giúp họ giải quyết rốt ráo một số khó khăn cụ thể như giúp mua thửa đất, ngôi nhà, chiếc xe, trợ vốn làm ăn. Còn thỉnh thoảng biếu người thân, bạn bè một ít tiền, quà vào dịp lễ lạt hay khi cơ nhỡ thì chỉ là sự giúp đỡ tạm thời. Không thể dựa vào đó để từ chối giúp đỡ những hoàn cảnh như đói khát, thất học, bệnh tật không tiền thang thuốc, chết không tiền ma chay, bị thiên tai, hỏa hoạn. Bởi thực tế, ngay khi đó, ta đâu có giúp người thân mà chỉ nghĩ đến những lần giúp đỡ trước đó hoặc hình dung sau này có thể sẽ phải giúp. Đôi khi còn tự trấn an vĩnh viễn rằng thiên hạ nghèo khổ đầy dẫy trong xã hội, lo sao cho xuể.

Tôi có đứa cháu bị liệt hai chân. Cha mẹ cháu đều là công nhân, nếu khéo gói ghém thì cuộc sống cũng tạm đủ dù phải cưu mang cháu suốt đời. Bởi cháu cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng như khoản trợ cấp hàng tháng từ chính quyền xã, tiền và quà từ các tổ chức từ thiện, sự giúp đỡ thường xuyên của bà con thân tộc. Một bữa nọ, được tin người thầy cũ bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, nếu không lo đủ viện phí để tiến hành phẫu thuật thì thầy sẽ bị liệt. Tôi nhanh chóng trích một khoản tiền nhỏ nhưng cũng chiếm đến 1/5 tiền lương tháng để giúp thầy.

Đứa em gái biết chuyện đã trách hơi lớn tiếng:

- Sao không để dành giúp cháu, người nhà không lo, lo làm chuyện bao đồng.

Thực ra nếu không giúp thầy lần đó thì tôi cũng đâu có chi số tiền trên để giúp cháu, bởi tôi đã giúp gia đình cháu rất thường xuyên. Một cách ấm ức, tôi hỏi lại:

- Giả sử hôm nay ra chợ gặp ba người ăn xin, nếu có thể giúp được ba đồng thì ta sẽ cho mỗi người một đồng hay cho luôn một người cả ba đồng, rồi không giúp hai người kia?

Em tôi đáp:

- Hãy giúp người nghèo khổ nhất trong ba người đó!

Tôi hỏi:

- Làm sao biết ai là người đáng giúp nhất?

Em sốt sắng đáp:

- Người có bề ngoài thảm hại, thần sắc tiều tụy, đầy thương cảm là người cần được giúp trước. Cũng có thể ưu tiên theo thứ tự trẻ con, người già, phụ nữ rồi mới đến đàn ông, người bị tật nguyền nặng hay nhẹ,… Khó tả lắm! Tùy thực tế cảm nhận lúc đó mà thôi!

Tôi ôn tồn giãi bày:

- Người ăn xin có nỗi khổ của họ, vừa khổ thân do phải lăn lóc xó chợ đầu đường, dãi nắng dầm sương, vừa khổ tâm do phải cam chịu thân phận thấp hèn, đôi khi còn bắt gặp ánh mắt, thái độ thiếu thân thiện thậm chí khinh khi. Và không hẳn người có bề ngoài tiều tụy nhất là người có hoàn cảnh khó khăn nhất! Bởi có người cố tạo bề ngoài đầy thương cảm thậm chí trông gớm ghiếc để khơi dậy lòng trắc ẩn của người khác nhưng cũng có người do cảnh ngộ bức xúc, phải nén lòng cầu xin sự giúp đỡ và họ không muốn làm ô nhiễm môi trường qua việc phơi bày các thương tật, họ thể hiện chừng mực nỗi khốn khó, tình trạng bi đát của mình đủ để những ai có từ tâm hiểu và giúp họ. Cho nên, thật khó mà đánh giá sự việc chỉ qua bề ngoài hay cảm nhận cá nhân nếu như chưa có được sự cảm nhận sâu sắc hay cái nhìn chính xác. Thôi thì vui giúp tất cả, có thể giúp lầm nhưng cố gắng đừng bỏ sót hay không giúp kịp thời, cố gắng giúp được chừng nào hay chừng nấy, được ngày nào hay ngày ấy, để kẻ khốn khó bớt phần vất vả, qua cơn đói lòng hay thoát cảnh hiểm nguy.

Đứa em gái tuy chưa thừa nhận ngay cách lý giải của tôi nhưng cũng không nói gì thêm nữa. Tôi tin rằng em sẽ nghĩ lại quan niệm về bố thí của mình.

Hôm khác, chị hàng xóm thân thiết sang chơi, phàn nàn với tôi:

- Thỉnh thoảng, vợ chồng chị biếu má chút tiền tiêu vặt nhưng bà cụ cứ gom góp để dành cúng chùa hoặc bố thí không hà! Bực mình ghê!

Tôi biết bác bên nhà được anh chị quan tâm và chăm sóc chu đáo. Tiền anh chị biếu để tiêu vặt, không phải là bác không có nhu cầu ăn uống hay mua sắm nhưng do bác cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi được cúng chùa hoặc giúp đỡ ai đó. Chẳng lẽ đó không phải là cách xài tiền hợp lý ư?

Tôi hỏi chị hàng xóm:

- Chị có thực rõ ý nghĩa của việc cúng chùa không?

Chị hàng xóm cũng là Phật tử nên mau mắn trả lời:

- Cúng chùa là cúng dường Tam bảo, phụng dưỡng Tăng để hướng dẫn chúng sanh tu học cũng là phổ biến Phật pháp. Tuy nhiên, tùy thuộc từng chùa và mỗi Tăng Ni mà người cúng dường sẽ được hưởng phước nhiều hay ít. Vì vậy, người ta thường tham gia các chuyến hành hương đến những ngôi chùa nổi tiếng có đông đảo Phật tử và các bậc cao tăng đạo cao đức trọng để cúng dường.

Tôi tiếp lời:

- Chị nghĩ có phần đúng, có phần chưa đúng. Cúng chùa chẳng phải vì chùa lớn hay nhỏ, chùa có nhiều hay ít Phật tử. Cúng dường Tăng chẳng phải vì Tăng giỏi hay dở, tốt hay xấu, chẳng phải vì ưa hay ghét và cũng chẳng phải vì chùa hoặc Tăng có giúp mình, giúp người hay không. Mà cần hiểu rõ ý nghĩa cao cả tột cùng của việc cúng chùa, cúng dường chư Tăng là bảo tồn và lưu truyền Phật pháp, là việc thiêng liêng, cao quý nhất trong đời người làm Phật sự. Hiểu được như vậy thì dù chùa có hưng thịnh hay suy sụp, chư Tăng có sáng đạo hay không cũng chẳng phải là chuyện để tâm, chỉ một lòng vì Phật pháp là trọn đời, tròn đạo!

Chị hàng xóm tỏ vẻ hân hoan vì nhận ra ý nghĩa cúng chùa.

Tôi lại hỏi:

- Còn việc bố thí thì sao?

Chị vui đáp :

- Bố thí tất nhiên mang lại niềm vui và lợi ích cho người rồi nhưng mà mình thì hơi "hao" đó !

Tôi mỉm cười:

- Bố thí mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Trước tiên là cả hai đều vui. Người nhận vui đã đành, người cho nghĩ đến việc góp phần giúp người qua cơn cơ nhỡ nên cũng cảm thấy hân hoan, hài lòng, đôi khi còn có chút hãnh diện nữa bởi có khả năng, có điều kiện mới có thể bố thí được. Bố thí là gieo nhân lành nên sẽ hưởng quả ngọt trong hiện tại và nhiều kiếp sau nữa. Có thể xem bố thí là cách sử dụng đồng tiền được nhiều lần thậm chí vô lượng lần bởi nhân bố thí gieo đi sẽ mang lại sự sung túc, hạnh phúc trong nhiều đời.

Giúp đỡ cần phải kịp thời mới có ý nghĩa và hiệu quả cao. Việc làm tuy nhỏ bé, bình thường lại mang lợi ích, ý nghĩa lớn lao không cùng. Tấm lòng càng bao la thì càng cứu giúp được nhiều người, càng ban phát thì lại càng giàu lòng từ bi hơn.

Một người sẵn lòng giúp đỡ, rồi chục người, trăm người, ngàn người,… cũng dễ dàng bố thí thì xã hội đâu còn những con người quá khổ đau hay những hoàn cảnh ngặt nghèo. Không phải chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, không còn trăn trở, suy tư về nỗi thống khổ của con người, hạnh phúc nơi ta mới thật sự trọn vẹn, trong sạch và thăng hoa.

Cách đây nhiều năm, do sống đời kham khổ, tôi mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, cái chết như đã cận kề. Nằm bệnh viện hơn một tháng trời, lòng tôi ngổn ngang trăm thứ, chẳng ham sống cũng chẳng có ý niệm hay sợ hãi về cái chết, mọi thứ cứ lững lững, lờ lờ. Một đồng nghiệp cũ đến thăm, tặng tôi một món tiền khá lớn để có thể chữa trị căn bệnh ngặt nghèo ấy. Nhờ số tiền đó mà tôi đã qua khỏi cơn bệnh. Người đồng nghiệp kia không thân thiết lắm, đã nghỉ việc từ lâu, mức sống chưa thể gọi là khá giả nhưng nhờ giàu từ tâm nên đã cứu mạng tôi.

Khi bắt gặp hoàn cảnh đáng thương, bế tắc, nếu có điều kiện giúp đỡ thì đừng chần chừ gì nữa, hãy nhanh chóng mở lòng và mở hầu bao, dù đó là người không thân thiết lắm hay kẻ xa lạ. Khi cả cộng đồng biết sẻ chia, biết quan tâm đến nhau thì xã hội sẽ thực sự an lành, tốt đẹp. Và biết đâu, ngày nào đó chính bạn hay con cháu, người thân của bạn lại đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, dù bạn chẳng hề mong đợi. Vì hiện tại bạn khỏe mạnh, giàu sang nhưng những rủi ro, bất trắc,…. đều có thể xảy đến với gia đình bạn lắm chứ. Một trận hỏa hoạn, chẳng hạn, thiêu rụi toàn bộ gia sản của bạn hay con bạn vướng phải căn bệnh nan y đến nỗi phải dốc toàn bộ gia sản để chữa trị và gia đình lại rơi vào cảnh khốn cùng...

Người đồng nghiệp giúp tôi năm xưa hiện đang sống rất hạnh phúc, an lành, của cải dư thừa cho dù bạn ấy không ngừng bố thí. Âu đó cũng là hệ quả tất yếu của luật nhân quả!
Do vậy, đừng do dự nữa, hãy trải lòng ra, hãy bố thí một cách dễ dàng, sẵn sàng cho dù có phải vét đến những đồng xu cuối cùng bởi vì "Cội nguồn của hạnh phúc là cho chứ không phải nhận"

Phước Đạt
Source: Phapamthuongchuyen.com

Quặn lòng hai con thơ chăm mẹ bệnh trong đói nghèo

(Dân trí) - Mẹ nằm liệt giường bởi căn bệnh viêm khớp màng xương, bố bị viêm gan nặng, hai con thơ dại đang học tiểu học thay nhau chăm sóc mẹ trong đói nghèo. Cảnh ngộ nhìn mà chạnh lòng xót xa.

Đó là hoàn cảnh tội nghiệp của hai anh em Ngô Văn Hoan (11 tuổi) và Ngô Thị Hà Linh (6 tuổi) ở xóm 10, xã Hương Long (Hương Khê - Hà Tĩnh). 

Men theo con đường làng cắt ngang qua đồng lúa cằn cọc đang thì trổ bông chúng tối đến thăm nhà hai em. Túp nhà tranh một gian bé nhỏ, dột nát, xiêu vẹo nằm dưới chân đồi là tài sản lớn duy nhất của mấy con người tội nghiệp đang bám víu vào nhau đối diện với những nghiệt ngã của cuộc đời.

Hằng ngày Hoan vẫn khẩn trương cõng em đi học về để kịp 
chăm nom cho mẹ bị bạo bệnh

Vừa cõng em vượt chặng đường dài gần 5 km đi học về, em Ngô Văn Hoan thở hổn hển không ra hơi dẫn chúng tôi vào nhà. Phía bên trong không có một vật dụng gì đáng giá ngoài hai chiếc giường ngủ và bộ bàn ghế xộc xệch, mùi ẩm mốc tanh tưởi bốc lên ngồn ngột. Từ phía góc bếp của ngôi nhà nghèo rớt mồng tơi như "lều chị Dậu" này, tiếng rên rỉ thương thảm của một người phụ nữ phát ra liên tục, cảm giác lạnh lẽo đến thê lương.

Hoan rón rén, buồn rầu nói: "Mẹ Thủy em đó các chú ạ! Mẹ bị bệnh nằm liệt trên giường lâu lắm rồi, mỗi lúc động trời như thế này, cái chân sưng vù thêm to khiến mẹ đau đớn la hét thế đó. Tội nghiệp mẹ quá, mà em chẳng biết làm sao?". Vừa ngớt lời, Hoan và Linh bước đến ngồi bên mẹ, đứa vỗ nhẹ vào đùi, đứa xoa bóp nơi cổ chân cho mẹ dễ chịu hơn.

Em Hoan cho biết: "Chân mẹ em sưng vù, đau đớn không
 sao đi lại được đã 10 năm nay"

Chị Thủy đau quằn quại, vật vã trên giường trong vòng tay âu yếm của hai con, không kìm nén nổi cảm xúc đã rưng rưng nước mắt, bật ra những tiếng nấc nghẹn ngào: "Tội thân hai con của mẹ, tuổi còn nhỏ mà phải chịu thiệt thòi đủ bề. Con người ta đi học có người đưa đón chu đáo, về nhà đã có cha mẹ nấu cơm cho ăn, còn các con phải tự lo liệu lấy. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà vẫn ngoan ngoãn lo lắng chăm bệnh tình cho mẹ, nhìn các con như thế mẹ cũng cảm thấy ấm lòng nhưng xót xa vô cùng".

Nhíu mày, cố nén xuống cơn đau đang hành hạ, gắng gượng nói chuyện với chúng tôi, chị Thủy cho biết: "Em bị căn bệnh viêm khớp màng xương từ năm 2002, đến nay đã kéo dài hơn 10 năm rồi. Gia cảnh nghèo túng quá, chồng lại bị bệnh viêm gan nặng nữa, nên duy chỉ được một lần anh ấy đi rừng về tích cóp được hơn 3 triệu đồng đưa em xuống bệnh viện tỉnh khám. Các bác sĩ bảo bệnh tình của em rất nặng, phải đưa ra Hà Nội tiễn hành phẫu thuật mới khỏi bệnh được. Số tiền ước tính cho ca phẫu thuật lên tới 50 triệu đồng. Nhà em chỉ có được một sào ruộng, đất đai cằn cỗi, làm đủ ăn đã khó, lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để chữa bệnh bây giờ, đành phó thác số phận cho ông trời vậy thôi!".

Mẹ nằm liệt giường vì căn bệnh viêm khớp màng xương.
 Hoan và Linh còn nhỏ tuổi chỉ biết ôm chân mẹ mà khóc.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Hương Vĩnh, sớm mồ coi mẹ, anh Thường phải đi ở cho nhiều nhà để có miếng ăn, cái mặc. Đến tuổi lấy vợ, được chị Thủy cùng cảnh ngộ đồng cảm, đem lòng yêu thương, xây dựng gia đình. Vất vả bươn chãi từ nhỏ, tuổi thơ chịu nhiều cay đắng, thân thể anh Thường ốm yếu suốt, gần đây lại bị bệnh viêm gan nặng, việc đảm đương trọng trách gánh vác mọi việc cho gia đình trong hoạn nạn càng khó khăn gấp bội.

Từ ngày hai vợ chồng đổ bệnh, anh chỉ biết quặn lòng đau đớn khóc than trời đất, chứ không biết phải làm sao để tìm ra lối thoát cho gia đình. Được mấy người bạn thương tình, rủ đi làm thuê khắp chốn, nhưng sức lực yếu hèn anh chỉ làm được việc nhẹ, đồng tiền kiếm được cũng ít hơn, chỉ đủ trang trải miếng ăn qua ngày cho gia đình và chuyện học hành tạm bợ cho hai con.

Góc học tập bề bộn, đầy thiếu thốn của hai đứa trẻ tội nghiệp

Khi chúng tôi đến thăm, anh Thường đang đi làm thuê ở tận bên xã Gia Phố. Qua điện thoại trò chuyện, anh đau đớn nói: “Khổ thân em lắm, đã nghèo lại hèn nên không có lực để cứu vợ thoát khỏi căn bệnh quái ác ấy. Em đã kiệt sức và bất lực rồi, các anh có cách gì cứu gia đình em với!”

Mỗi lúc chồng đi làm thuê, hai con đi học, chị Thủy thui thủi một mình trên giường bệnh, muốn gắng sức dậy để đỡ đần chồng con việc nhà nhưng không sao nhấc nổi cái chân bệnh ra khỏi giường. Thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, tuổi thơ của Linh và Hoan chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng.

Em Linh hơn một tuần nay bị cảm mà bố chưa kiếm được tiền đưa đi khám nên cứ sụt sịt hoài. Dẫu vậy, em vẫn gắng để đến trường học chữ trên đôi vai gầy gò, ốm yếu của anh trai. Hoan năm nay đã 11 tuổi nhưng mới chỉ học lớp 4, thân hình em mảnh khảnh, xanh xao, mái tóc bị vàng úa do thường xuyên phải đội đầu trần cõng em đến trường. Bởi hoàn cảnh cha mẹ quá bần hàn nên Hoan đành học chậm đi 2 lớp so với các bạn cùng trang lứa.

Những bữa cơm đắng lòng của hai em dành để nuôi mẹ

Sau những giờ đến trường, Hoan và Linh luôn cố gắng về nhà thật sớm để chăm mẹ. Hai anh em tự phân công việc nhà, lo toan mọi việc. Biết mẹ đói bụng, hai em tất bật chuẩn bị nấu ăn trưa đằng sau nhà bếp. Gọi là nhà bếp, nhưng thật ra là chỉ có mấy ngọn tranh lá tro lợp tạm bợ sau hiên nhà, nhìn lên thấy nhiều lỗ thủng mà mỗi lúc trời mưa nước cứ thế tuôn vào, chỉ cần một luồng gió mạnh là thổi bay tơi tả. Bát đũa, xoong nồi chỉ vài cái đơn sơ, lem luốc nhọ than, đặt tứ tung mỗi nơi một chiếc. Bữa trưa các em đang nấu chỉ có một nồi cơm trắng và một bát canh rau muống loãng nước, gia vị chỉ có muối trắng bỏ vào để nêm chứ không có gì khác. Thế mà khi được hai con hầu cơm, chị Thủy vẫn ăn ngon lành.

Rời khỏi ngôi nhà đau khổ ấy ra về, ánh mắt tròn xoe, thơ ngây của hai đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học chăm mẹ bao bệnh trong đói nghèo cứ ám ảnh chúng tôi không dứt...


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 986: Anh Ngô Văn Thường (ở xóm 10, xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
ĐT: 0169.957. 6332.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Technology