November 28, 2012

“Vợ tôi chỉ chờ ngày để… chết”

(Dân trí) – “Bây giờ có tiền tôi sẽ đưa vợ ra Huế chữa trị. Nếu không chỉ chờ ngày chết thôi”. Đó là tâm sự của ông Phùng Sâm với PV Dân trí khi chúng tôi đến tận nhà theo thư cầu cứu của ông.

Nằm nép dưới quả núi ở thôn Dương Thạnh (xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam), căn nhà bằng vách gỗ trống trước trống sau của ông Phùng Sâm (58 tuổi) không còn cái gì đáng giá ngoài chiếc ti vi cũ kỹ để hai vợ chồng cùng xem.

Khối u của bà Bông đã rất to, cần rất nhiều tiền để chữa trị

Ông Sâm tâm sự: Năm 2010, tôi bị tai biến, thần kinh co giật tưởng chừng không qua khỏi. Tôi được chuyển xuống bệnh viện Tam Kỳ (Quảng Nam), sau đó chuyển qua bệnh viện tâm thần Quảng Nam. Tôi đã thoát chết nhưng hiện nay di chứng của bệnh tai biến tiếp tục hành hạ…

Ông Sâm cho biết về tình trạng bệnh tật của mình hiện tại là hai chân tay tê cứng và bị mất ngủ kinh niên. Với tình trạng bệnh tình như vậy nên giờ đây, ông không thể lao động như một người bình thường, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.

Khi bệnh tình của ông chưa được phục hồi thì đến lượt vợ ông là bà Võ Thị Bông (53 tuổi) bị bệnh ung thư vú. Khi mới phát hiện khối u còn nhỏ nhưng vì nhà quá nghèo nên ông Sâm không thể đưa vợ đến bệnh viện điều trị.

Sau một thời gian, ông Sâm vay mượn bà con hàng xóm được 15 triệu đồng và cầm cố thế chấp tài sản trong nhà thêm được 30 triệu đồng. Sau khi có được số tiền kha khá, ông Sâm đưa vợ xuống bệnh viện Tam Kỳ nhưng bác sĩ bảo lúc này, khối u của vợ mình đã lớn và qua giai đoạn “muộn”. Sau đó bác sĩ bảo phải chuyền hóa chất cho khối u nhỏ lại rồi mới mổ.

Hai vợ chồng nghèo trong căn nhà gỗ sập xệ

Sau khi chuyền hóa chất được vài lần thì số tiền đã cạn, kinh tế gia đình lúc này cũng đã kiệt quệ nên ông Sâm đành đưa vợ về nhà. Hiện nay khối u của bà Bông đã rất lớn, sức khỏe của bà cũng yếu hơn nên chỉ quanh quẩn trong nhà làm việc nhẹ, kinh tế gia đình cũng khánh kiệt.

“Tôi có liên hệ với bác sĩ Khoa Ung bứu trường ĐH Y dược Huế, bác sĩ khuyên tôi nên cố gắng chạy tiền để đưa vợ đi điều trị nhưng hiện nay tôi không có cách nào có thể xoay xở được”, ông Sâm tâm sự.

Về phần con cái, ông Sâm cho biết ông có 3 người con gồm 1 gái và 2 trai nhưng đã có gia đình ra ở riêng, sinh sống bằng nghề làm ruộng làm rẫy sống qua ngày chẳng có gì dư dả để giúp đỡ bố mẹ, dù có thương bao nhiêu mà khả năng không có thì cũng đành chịu.

“Không may mắc phải căn bệnh ung thư thì nhà giàu cũng thành nhà nghèo chứ đừng nói gì đến nhà nghèo như tôi chú à. Bây giờ nếu không có tiền thì tôi đành nhìn vợ mình chờ ngày chết thôi”, ông Sâm lo lắng.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 816: Ông Phạm Sâm và bà Võ Thị Bông, thôn Dương Thanh, xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam.
ĐT: 01675.356.120.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 
 Công Bính

November 27, 2012

Trò chuyện với mầm cây



Lâu rồi ba đã không viết cho con
Cái cây nhỏ ba vẫn chưa trồng như đã hứa
Những hạt phượng ba ươm hôm qua vừa tách vỏ
Hạt chắc cũng đau sau năm tháng ngủ vùi.

Cây nhỏ bây giờ mới mầm con thôi

Không ngủ được ba thường mang ra ngắm
Đời người như hạt mầm lớn lên trong mưa nắng
Biết nắng mưa nào sẽ giội xuống đời con?

Ba ở chung cư nhà không có mảnh vườn

Cửa sổ 24 giờ không có nắng
Ba nhiều lúc nhớ mảnh vườn bà quay quắt
Cây giàu ánh trời, giàu cả ánh trăng đêm.

Ba trồng cái cây qua những nơi mình đặt chân

- điều nho nhỏ ngày xưa nội ba thường dạy
Mấy khi ta đến nơi đâu được hai lần?
Một chút màu xanh gửi vào cây ở lại.

Và làm sao ta đến cuộc đời này hai lần?

Một chút màu xanh để ngày sau hoa trái.

Con có thể là bàng, là phượng, là còng
Nhưng hãy là cây, đừng lẫn vào cỏ dại
Con có thể bị vùi trong mưa gió bão dông
Đừng sợ cuộc đời, như cây cần nắng đấy.

Cái mầm con con sau này là cây
Ba lại ra đi màu xanh ở lại
Thằng Bàng nhóc con sau này như ba
Ba rụng lá vàng cho con mùa cây trái.


Tác giả: Nguyễn Bàng 
Tên thật: Nguyễn Văn Viễn
Quê quán: An Giang


Khi quân đội cũng ... hài hước

Những hình ảnh bất chợt xuất hiện trong hàng ngũ quân đội nghiêm túc không khỏi khiến người xem bật cười.

































Lê Thu (tổng hợp)
vietnamnet.vn

November 25, 2012

Còn 7,777 mét, nhà sư "nhất bộ nhất bái" cán đích chùa Đồng trong khói sương lam huyền ảo

Còn 7,777 mét, nhà sư "nhất bộ nhất bái" cán đích chùa Đồng trong khói sương lam huyền ảo

Nguồn tin riêng của cho hay chỉ còn 7,777 mét, nhà sư thầy Thích Tâm Mẫn sẽ tới đích chùa Đồng trên núi thiêng Yên Tử (Quảng Ninh) trong khói sương lam huyền ảo, sau 4 ngày hành trì leo núi.
Dù thời tiết mưa và sương mù nhưng vẫn không ngăn được bước chân của nhà sư “nhất bố nhất bái” Thích Tâm Mẫn. Những ngày này, thầy Tâm Mẫn vẫn cần mẫn thực hiện từng bước chân lễ lạy để hướng về nơi thờ đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Chị Hoàng Trọng Yên (Hà Nội), một Phật tử khi nghe tin thầy đến núi Yên Tử đã đến và hộ trì với thầy chia sẻ: “Tâm của thầy thật rộng lớn, sức kiên trì của thấy khó ai mà bằng. Tôi nói thiệt từ chân núi lên chùa Đồng đi bộ cũng khó có người làm, còn thầy lễ lạy từ dưới núi lên. Thật sự nếu không hết lòng chú nguyện chắc khó làm được”.
Để hộ trì cho thầy, hàng ngàn Phật tử đã nối đuôi nhau thành hàng dài vừa đi vừa niệm Phật phía sau. Mọi người đều chú tâm niệm Phật, âm thầm cầu nguyện cho những bước lạy cuối cùng của thầy được thành công trọn vẹn.
Theo đoàn hộ tống của thầy Tâm Mẫn, ngày hôm nay thầy lạy đến bia Phật, ngày mai thầy sẽ lạy tiếp chặng đường 100m nữa để đến được chùa Đồng Yên Tử. Tại đây thầy sẽ làm một lễ cầu an để cầu nguyện cho sự hòa bình của tất cả chúng sanh.
Được biết, ngày hôm nay trời mưa và sương mù rất nhiều. Dù thời tiết không thuận lợi nhưng sư thầy “nhất bộ nhất bái” vẫn kiên trì hành lễ. Một lòng thầy hướng Phật theo đúng con đường mà thầy đã chọn.
Việc tiếp cận với thầy Tâm Mẫn hiện nay rất khó, vì thế phóng viên chỉ có thể chia sẻ với bạn đọc những hình ảnh của bà con Phật tử đang hành trình cùng thầy trong tiết trời mưa và sương mù.(Chùa Phúc Lâm online đang cập nhật)
Thành kính cung nghinh thầy Thích Tâm Mẫn trên đỉnh non thiêng Yên Tử

Phật tử ùn ùn theo chân nhà sư “nhất bộ nhất bái”
Cảm phục chí nguyện của đại đức Thích Tâm Mẫn, hàng ngàn người dân Phật tử đã đi theo thầy trên núi Yên Tử.

Chiều hôm qua (ngày 22/11), sư thầy Thích Tâm Mẫn đã hành trì qua khu vực An Kỳ Sinh ở độ cao hơn 900m, còn cách chùa Đồng ở độ cao 1.068m khoảng gần 1km.
Trước đó, 5h sáng ngày 16/11, thầy Thích Tâm Mẫn đã hành trì về tới chính điện của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
Sau khi vào lễ Phật tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, đại đức Thích Tâm Mẫn lại tiếp tục hành trình “nhất bộ nhất bái” từ chân núi để lên lễ Phật hoàng Trần Nhân Tông đang được thờ tại chùa Đồng.
Sáng ngày 19/11, sư thầy Thích Tâm Mẫn đã bắt đầu hành trì leo núi lễ Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Được biết, những ngày này hàng ngàn Phật tử thường xuyên theo hộ trì sư thầy. Trong đoàn hộ trì có bố đẻ và em gái sư thầy Thích Tâm Mẫn đi theo.
Hằng ngày, sư thầy Thích Tâm Mẫn hành trì có thể tới 3 lần, buổi sáng từ 8h30 tới 10h30, buổi chiều từ 2h30 tới 5h và buổi đêm là từ 2h tới 5h sáng. Sau khi hành trì, sư thầy Thích Tâm Mẫn lại trở về nghỉ ngơi tại Đông Triều (Quảng Ninh).
Ngoài ra, có tới cả ngàn phật tử từ khắp nơi trong cả nước về đây đi theo sư thầy niệm Phật hộ trì cho sư thầy hoàn thành chí nguyện.

Theo Th.Anh (tổng hợp)
phathoc.net

November 24, 2012

Chùa Khai Nguyên tổ chức khóa tu vào các ngày thứ bẩy và chủ nhật hằng tuần

Chùa Khai Nguyên - xã Sơn Đông - thị Xã Sơn Tây xin thông bạch tới  Quý liên hữu Phật tử gần xa, về việc tổ chức các khóa tu vào các ngày thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần.

Để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu tu tập của đông đảo Phật tử gần xa, chùa Khai Nguyên - xã Sơn Đông - thị xã Sơn Tây, Hà Nội tổ chức các khóa tu vào các ngày thứ bẩy và chủ nhật hằng tuần tại chùa. Khóa tu được bắt đầu từ 8 giờ sáng thứ bẩy và kết thúc lúc 17 giờ ngày chủ nhật. 



Lịch khóa tu
Ngày thứ bẩy và chủ nhật hằng tuần:
[+] Sáng:
08h00: Bắt đầu khóa tu.
11h15: Nghỉ giữa thời.
11h30: Thọ trai.
12h00: Chỉ tĩnh.[+] Chiều:
14h00: Khóa lễ kinh hành.
17h00: Kết thúc khóa tu.

Trong hai ngày, quý Phật tử ở xa có thể nghỉ đêm tại chùa
Hình ảnh khóa tu trong ngày 27/05/2012 tại chùa Khai Nguyên Mọi liên hệ xin vui lòng tới địa chỉ: Chùa Khai Nguyên, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội Điện thoại: 0433. 610 897

Hoa Vô Ưu

STTAlbum
1Lời Giới Thiệu
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
2Tam vô lậu học 
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
3Người biết tu học
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
4Chánh tín và mê tín
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
5Lục tặc và lục thông
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
6Nghiệp từ đâu mà ra
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
7Ba điều căn bản của người tu Phật
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
8Đức tự tin của người Phật Tử
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
9Đức từ Bi và nhẫn nhục
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
10Cương yếu để tu
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
11Người khéo tu Phật sẽ được bình an
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
12Bỏ tất cả là được tất cả
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
13Phật pháp trị tận gốc tâm bệnh
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
14Tánh không và chân không
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
15Phản quan tự kỷ
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
16Nói về thiền tông
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
17Nói về thiền tông(TT)
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
18Đường lối tu thiền tông
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
19 Đường lối tu thiền tong(TT)
Giảng Sư: Thích Thanh Từ
20Tu là chuyển gnhiệp
Giảng Sư: Thích Thanh Từ

Cảm phục người mẹ trẻ chăm con bằng... hai chân

(Dân trí)- Cơ thể bị cụt hai tay khi vừa mới sinh ra, 23 năm qua, mọi sinh hoạt trong cuộc sống, em Nhung đều sử dụng hai chân. Cuộc sống vốn đã khốn khó, giờ khó khăn hơn khi bất ngờ em trở thành mẹ của đứa con mới sinh thiếu tháng.

Nỗi đau nhất của người mẹ trẻ Lâm Thị Hồng Nhung (23 tuổi, ngụ huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) là không thể bồng trên tay đứa con của mình như những người mẹ bình thường khác. Bởi em không có hai tay và việc đi đứng của em cũng đã là quá khó khăn. Chứng kiến hình ảnh em Nhung ôm con bằng hai chân khiến chúng tôi rơi nước mắt.

Ít ai nghĩ rằng, đây là hình ảnh mẹ bồng con bằng hai chân của em Nhung.

Được sự giới thiệu của nhóm chia sẻ yêu thương Cần Thơ, bà Thị Nại (49 tuổi) và con gái Lâm Thị Hồng Nhung đến VP Dân trí tại Cần Thơ để mong tìm được sự “tiếp sức” cho cuộc sống hiện đang quá khó khăn. Bà Nại cho biết, bà có 5 người con, Hồng Nhung là đứa con gái út. Khi Hồng Nhung vừa sinh ra thì chồng bà bỏ bà đi theo người phụ nữ khác không một lần trở lại, tính đến nay đã hơn 20 năm.

Từ lúc chồng phụ bạc ra đi, một mình bà Nại vừa làm mẹ, vừa làm cha để kiếm cái ăn, cái mặc cho cả gia đình. Nhà không có đất, bà Nại chỉ đi làm thuê, làm mướn kiếm sống nuôi con qua ngày. Rồi những người con lớn lên có chồng có vợ ra riêng nhưng cũng bị cái nghèo đeo bám nên mạnh ai nấy lo làm ăn, không giúp được gì nhiều cho bà. Bà Nại và đứa con gái út Hồng Nhung cứ thế mà nương tựa nhau.

Dù bị cụt hai tay không làm thuê làm mướn được nhưng Hồng Nhung có thể dùng hai chân để lo công việc nhà từ nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa…đến sinh hoạt cá nhân nên bà Nại cũng an tâm có thời gian để đi làm, kiếm đống ra đồng vào mua gạo, mua muối sống đắp đổi qua ngày.

Rồi một chuyện bất hạnh xảy đến với em Hồng Nhung khi cách đây 9 tháng, trong một ngày bà Nại đi làm không có nhà, giữa đêm em Nhung ngủ một mình thì bất ngờ bị một kẻ lạ mặt vào nhà khống chế làm chuyện đồi bại với em. Sức yếu thế cô, Nhung không thể chống cự, cuộc đời của cô gái mới đôi mươi vốn đã bất hạnh lại càng bất hạnh thêm.

Sau lần đó, Nhung thấy mình cứ hay bị đau bụng nhưng không biết tại sao. Nhung cho biết em chỉ nghĩ bị đau bụng thông thường nên mua thuốc về uống. Mấy tháng sau, bụng càng đau dữ dội nên em Nhung được bà Nại đưa đi khám bệnh thì cả hai mẹ con tá hỏa khi bác sĩ báo tin em đã có thai 5 tháng. “Cái bụng em nhỏ lắm nên em không biết gì hết, em cũng chẳng biết có thai hay làm mẹ là gì cả nên em sợ lắm”, Nhung ngậm ngùi chia sẻ.

Tâm sự với chúng tôi, bà Nại cho biết khi hay tin con gái gặp chuyện bà cũng chỉ biết buồn khóc chứ không biết phải làm gì hơn. Ngày đưa con gái đi bệnh viện để sinh con, trong nhà không có một đồng, bà phải chạy mượn hàng xóm ít tiền để đi xe đến bệnh viện Gò Quao, rồi lên Vị Thanh và đến Đa khoa Trung ương Cần Thơ để sinh mổ. Tại bệnh viện, cám cảnh khốn cùng của hai mẹ con bà, người dân và các y bác sĩ cùng góp mỗi người một ít cho em Nhung có chi phí làm ca mổ.

Do sức khỏe yếu cùng với cơ thể khiếm khuyết nên em Nhung sinh con thiếu tháng, đứa bé gái mới hơn 7 tháng đã ra đời và chỉ nặng có 1,3kg. “Thấy đứa bé lành lặn ra đời, tôi vừa mừng vừa tủi vì nhà có thêm đứa cháu gái nhưng không biết con Nhung có làm mẹ được hay không rồi cảnh thiếu thốn thế này sẽ lo cho cháu nó sao đây”, bà Nại ngậm ngùi nói.

Gia đình 3 thế hệ với hình ảnh mẹ trẻ khuyết tật lại sinh con thiếu tháng 
đang lâm vào cảnh khó khăn. 

Ngồi trò chuyện với chúng tôi, chốc chốc em Nhung lấy chân quẹt vội mấy giọt nước mắt của mình rồi nhìn sang đứa con gái đang được bà Nại bồng. Trông cơ thể gầy gò chỉ nặng có 20 kg của em, hai chân cũng teo tóp, đi lại khó khăn giờ phải làm mẹ, chúng tôi hình dung được cuộc sống phía trước của em sẽ khó khăn thế nào. Tiền mưu sinh hằng ngày của hai mẹ con bà Nại đã phải vất vả mới có, giờ thêm tiền lo cho đứa cháu gái đối với bà Nại sẽ càng khó khăn hơn. Và rồi bà Nại cũng không yên tâm để con gái ở nhà chăm sóc cho cháu bé, khó khăn chồng chất khó khăn.


Nghĩ đến tương lai của đứa con, em Nhung ngậm ngùi lau vội những giọt nước mắt...


....và với khốn cảnh này, em Nhung rất cần được tiếp sức. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trao đổi với chúng tôi, nhóm chia sẻ yêu thương Cần Thơ cho biết, nhóm đang tích cực vận động để góp phần vào việc lo cho cháu bé. Và qua Dân trí, chúng tôi cũng mong bạn đọc gần xa cùng chung tay tiếp sức cho gia đình này. 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 812: Bà Thị Nại, ấp Châu Thành, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
  • ĐT: 0972 607 613
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
  • Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) 
  • Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
  • Email: quynhanai@dantri.com.vn 
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: 
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
  • Số TK: 045 100 194 4487 
  • Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri 
  • Account Number: 045 137 195 6482 
  • Swift Code: BFTVVNVX 
  • Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) 
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
  • Số TK: 10 201 0000 220 639 
  • Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
  • Số TK: 0721100356359 

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội 
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 

  • Số TK: 0721100357002 
  • Swift Code: MSCBVNVX 
  • Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 
3. Văn phòng đại diện của báo:

  • VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 
  • VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 
  • VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 
  • VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269  

Huỳnh Hải

Các Khóa Tu Phật Thất tại Chùa Hoằng Pháp Hốc Môn TP.HCM



CHÙA HOẰNG PHÁP
THÔNG BÁO
V/v Lịch tổ chức các khóa tu và các ngày lễ lớn năm 2012
---oOo---


TU NIỆM PHẬT MỘT NGÀY
o   Lần 01: Ngày 26 - 02 - 2012  (nhằm 05 - 02 Nhâm Thìn)
o   Lần 02: Ngày 25 - 03 - 2012  (nhằm 04 - 03 Nhâm Thìn)   
o   Lần 03: Ngày 22 - 04 - 2012  (nhằm 02 - 04 Nhâm Thìn)    
o   Lần 04: Ngày 27 - 05 - 2012  (nhằm 07 - 04 Nhâm Thìn)   
o   Lần 05: Ngày 24 - 06 - 2012  (nhằm 06 - 05 Nhâm Thìn)    
o   Lần 06: Ngày 22 - 07 - 2012  (nhằm 04 - 06 Nhâm Thìn)        
o   Lần 07: Ngày 19 - 08 - 2012  (nhằm 03 - 07 Nhâm Thìn)
o   Lần 08: Ngày 23 - 09 - 2012  (nhằm 08 - 08 Nhâm Thìn)
o   Lần 09: Ngày 21 - 10 - 2012  (nhằm 07 - 09 Nhâm Thìn)
o   Lần 10: Ngày 18 - 11 - 2012  (nhằm 05 - 10 Nhâm Thìn)
o   Lần 11: Ngày 16 - 12 - 2012  (nhằm 04 - 11 Nhâm Thìn)
o   Lần 12: Ngày 13 - 01 - 2013  (nhằm 02 - 12 Nhâm Thìn)



KHOÁ TU SINH VIÊN HƯỚNG VỀ PHẬT PHÁP
o   Lần 1: Ngày 11 - 03 - 2012 (nhằm 19 - 02 Nhâm Thìn)     
o   Lần 2: Ngày 13 - 05 - 2012 (nhằm 23 - 04 Nhâm Thìn)
o   Lần 3: Ngày 05 - 08 - 2012 (nhằm 18 - 06 Nhâm Thìn)  
o   Lần 4: Ngày 07 - 10 - 2012 (nhằm 22 - 08 Nhâm Thìn)  
o   Lần 5: Ngày 25 - 11 - 2012 (nhằm 12 - 10 Nhâm Thìn)
o   Lần 6: Ngày 20 - 01 - 2013 (nhằm 09 - 12 Nhâm Thìn)



KHÓA TU PHẬT THẤT
o   Khóa 70:  08 – 04 đến 15 – 04 – 2012  (nhằm 18 – 03 đến 25 – 03 Nhâm Thìn)
o   Khóa 71:  09 – 09 đến 16 – 09 – 2012  (nhằm 24 – 07 đến 01 – 08 Nhâm Thìn)
o   Khóa 72:  23 – 12 đến 30 – 12 – 2012  (nhằm 11 – 11 đến 18 – 11 Nhâm Thìn)
Thời gian: 07 ngày đêm.
Đối tượng tham dự: Tất cả Phật tử tại gia đều có thể tham dự. (Yêu cầu phải có đủ sức khoẻ, không bị bệnh truyền  nhiễm, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, bệnh đau thắt ngực).
Thể lệ đăng ký: Đăng ký trước một ngày của khóa tu. Ghi rõ họ tên, pháp danh, tuổi, địa chỉ.
Yêu cầu:    Phải có giấy CMND photo để đăng ký tạm trú.
      Phải có áo tràng lam và quần áo lam.




KHÓA TU MÙA HÈ (Dành cho thanh thiếu niên)
 Từ 08 – 07 đến 15 – 07 - 2012 (nhằm 20 – 05 đến 27 – 05 Nhâm Thìn)
Thời gian tu học: 7 ngày đêm.
Đối tượng tham dự: Thanh thiếu niên từ 15 đến 22 tuổi.
Yêu cầu:  Phải có giấy CMND (nếu không BTC sẽ không nhận) để đăng ký tạm trú.
                 Mặc quần áo lam (không bắt buộc theo kiểu mẫu nhất định) và áo tràng lam suốt khóa tu.
Thể lệ đăng ký: Đến chùa nhận hồ sơ.
Số lượng: 3.000 người.



LỄ QUY Y TAM BẢO
o Lần I:  Ngày 18 - 03 - 2012 (nhằm 26 - 02 Nhâm Thìn) 
o Lần II: Ngày 12 - 08 - 2012 (nhằm 25 - 06 Nhâm Thìn) 
o Lần III: Ngày 09 - 12 - 2012 (nhằm 26 -10 Nhâm Thìn)
Thể lệ đăng ký:   Giấy CMND photo hoặc khai sinh.
                             Đăng ký trước 7h sáng của ngày tổ chức lễ Quy y.
                             Ghi họ tên, năm sinh, giới tính, địa chỉ.


CÁC NGÀY LỄ LỚN TRONG NĂM
o Ngày 15 – 01 Nhâm Thìn: Lễ cầu an đầu năm.
o Ngày 15 – 04 Nhâm Thìn: Lễ Phật đản.
o Ngày 15 – 07 Nhâm Thìn: Lễ Vu Lan.
o Ngày 16 – 10 Nhâm Thìn: Lễ Giỗ Tổ.
o Ngày 17 – 11 Nhâm Thìn: Lễ Vía Phật A-di-đà.


 Mọi chi tiết, xin quý Phật tử vui lòng liên hệ:
Chùa Hoằng Pháp, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: (08). 37130002 – 37133827.
Emailhopthu@chuahoangphap.com.vn 

Technology