July 31, 2013

Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền

Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.

Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.
Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang

Bài thuốc quý của đại ngàn

Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.

Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.

Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.

Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.

Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.

Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.

Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.
Cây giao

Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao

Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.

Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.

Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.

Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.

Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.

Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”

Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.

Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh...). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.
Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.
Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.
Thủy Trúc
Nguồn: http://phapluatvn.vn/xa-hoi/suc-khoe/201212/Bai-thuoc-tu-che-vinh-biet-benh-xoang-khong-ton-tien-2073739/

Mẹ nằm liệt giường, 4 con thơ chỉ biết ăn cơm với rau luộc

(Dân trí) - Đó là hoàn cảnh ngặt nghèo đầy bất hạnh của gia đình chị Đinh Thị Quỳnh Ngọc Bích Âu (SN 1984, ở xóm 1, thôn Công Thạnh xã Tam Quan Bắc, Huyện Hoài Nhơn, Bình Định), bị đột quỵ tổn thương trong bán cầu đại não dẫn đến bại liệt nằm bất động một chỗ.

Giữa cái nắng trưa hè oi ả hơn của miền Trung, trong ngôi nhà nhỏ thấp tè chật hẹp càng tăng thêm không khí ngột ngạt. Trên chiếc phản, tài sản đáng giá nhất của gia đình được kê bằng mấy miếng ván gỗ dừa ghép lại, chị Âu, vợ anh Ngô Văn Kiểm (SN 1971) đang nằm bất động. Thoáng nghe có người lạ vào nhà, chị cố gượng chút sức lực yếu đuối còn lại của thân thể tiều tụy, quay đầu sang nhìn khách với ánh mắt vô hồn, giọng ú ớ trong chuổi âm thanh khàn khàn đứt quãng như chào chúng tôi rồi đôi mắt thẩn thờ ấy từ từ nhắm lại trong nỗi đau buồn tuyệt vọng.

Chị Âu nằm liệt giường trong khi 4 đứa con nhỏ nheo nhắt không biết tương lại sẽ ra sao 

Trở lại những năm tháng rong ruổi theo tàu cá làm công trên biển anh Kiểm gặp chị Âu, một cô gái mồ côi chuyên gánh cá thuê ở cảng cá Ba Ngòi (Cam Ranh, Khánh hòa). Anh chị gặp nhau như một duyên phận hẹn trước, rồi thương nhau rồi nên duyên chồng vợ. Anh chị đưa nhau về quê ra mắt cha mẹ, bà con bè bạn xóm làng bằng một nghi lễ đạm bạc đơn giản. 

Sau ngày cưới, do hoàn cảnh gia đình vốn dĩ nghèo rớt mùng tơi nên anh chị xin cha mẹ nới thêm mái hiên ra sau nhà ở tạm. Anh Kiểm tiếp tục đi biển, chị ở nhà, bà con trong vùng ai thuê việc gì chị đều nhận làm. Hai vợ chồng chí thú cố gắng làm ăn dành dụm cốt là để sau này tìm nơi ở mới và lo cho con cái. Thế nhưng, từ sau khi 4 đứa con anh chị lần lượt nối tiếp nhau ra đời, cháu lớn nhất sinh năm 2001, cháu nhỏ nhất sinh năm 2008. 

Anh Kiểm sức khỏe yếu hàng ngày mưu sinh bằng nghề đào bắt trùn biển (Hải Sâm) ở đầm mỗi khi thủy triều rút 

Cái nghèo đói bắt đầu bám riết số phận vợ chồng anh tư đó như một định mệnh khắc nghiệt đã an bài. Năm 2005 trong một lần kéo lưới trên biển anh bị trượt chân cả thân người đập mạnh vào thành hầm cá gây chấn thương cột sống phải đành từ giả nghề. Trở về nhà, anh không thể làm được việc nặng, mọi công việc thường ngày trong gia đình từ việc đi làm thuê đến chăm lo dạy bảo các con đều do một tay chị Âu tảo tần sớm hôm gánh vác.

Nhìn vợ và con trai lớn cực khổ làm việc, anh bắt đầu theo mọi người trong xóm hàng đêm ra ven đầm và bờ bãi ở nơi cửa sông chờ con nước thủy triều rút để tìm mà đào trùn biển (Hải Sâm) bán giúp thêm mắm muối cho gia đình. “Ban đầu do vết thương cột sống chưa bình phục, mà công việc thì phải luôn khom người dán mắt dưới mặt cát để tìm kiếm, phải nhanh nhạy mới phát hiện được hang trùn nên có khi vất vã hàng đêm quần đảo đi hàng chục cây số mà không kiếm được lạng nào… Lúc đó, vết thương cũ luôn nhói lên từng hồi nhưng vì vợ con, gia đình tôi phải gắng gượng” anh Kiểm tâm sự. 

12 tuổi nhưng em Hữu phải thay mẹ lo cho các em và chăm sóc mẹ luôn 

Nhờ chịu khó nên thu nhập từ việc đào bán trùn biển của anh ngày một khá lên. Tuy không giúp thoát nghèo nhưng cũng giúp cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình đỡ đi phần nào khốn khó, thiếu trước, hụt sau. Những tưởng như thế cuộc sống sẽ dần cải thiện dần nhưng ai ngờ tai ương cứ đeo bám mãi phận nghèo.

Giữa năm 2011 trong lúc đang đi chặt thuê Lác, chị Âu bất ngờ ngã sấp trên ruộng, khi bà con phát hiện đưa đi cấp cứu thì chị đã rơi vào trình trạng hôn mê. Sau khi vay mượn được ít tiền, anh Kiểm gửi các con lại cho ông bà và hàng xóm trông coi dùm đưa vợ vào bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định chữa trị. Tại đây, các bác sĩ kết luận chị Âu bị đột quỵ tổn thương trong bán cầu đại não, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây biến chứng: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó.

Bữa cơm đạm bạc rau muống luộc đen vì hơi khói của 4 đứa trẻ nheo nhóc đang tuổi ăn tuổi học 

Sau gần 1 tháng điều trị, bệnh tình chị Âu không những thuyên giảm mà bắt đầu biến chứng nặng: giọng nói lắp bắp không rõ ràng, đôi chân không còn cử động theo phản xạ tự nhiên được nửa. Các bác sĩ gợi ý cho gia đình chuyển chị Âu vào bệnh viện chuyên khoa tâm thần Khánh Hòa để chữa trị. Nhưng ngặt nỗi, nhà quá nghèo không còn biết mượn ai được tiền nữa để chạy chữa cho vợ, phần thì các con ở nhà nheo nhóc do thiếu ăn, thiếu uống và sự cưu mang chăm sóc của cha mẹ. Anh đành ngậm ngùi trong tuyệt vọng đưa vợ về nhà điều trị thuốc nam. 

Đến nay, để lo tiền thuốc thang cho vợ anh phải vay mượn bà con trong xóm số tiền cả chục triệu đồng nhưng không còn khả năng chi trả.

Giờ đây chị như người tàn phế, nằm bẹp trên chiếc phản gỗ thô cứng, đôi chân bây giờ gần như bất động hoàn toàn…mọi công việc lo cho mẹ và các em hàng ngày đều do đứa con trai đầu của anh chị là cháu Ngô Văn Hữu (2001) xoay xở cáng đáng. Còn anh Kiểm, gắng lao động kiếm sống suốt cả ngày lẫn đêm ngoài bờ bãi. Với nét mặt khắc khổ, già đi trước tuổi anh mủi lòng chia sẻ: “Nghề này trước đây ít người làm nên thu nhập hàng ngày cũng đủ trang trải cho gia đình nay nhiều người đổ xô vào khai thác nên có cố gắng lắm ngày đêm cũng chỉ kiếm được từ 80 đến 100 ngàn, vậy sao lo nổi hả các anh…”.

Anh Trần Thanh Hải, một người hàng xóm tâm sự: “Gia đình nhà anh Kiểm là một trong những hộ nghèo truyền kiếp nhất ở vùng này. Không hiểu làm sao mà nhà ấy gặp hết tai ương này đến tai ương nọ. Không biết rồi đây lấy hoàn cảnh gia đình anh sẽ như thế nào khi vợ nằm liệt giường, 4 đứa nhỏ còn ăn học”. 

Ông Trần Văn Tiện Phó chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc chia sẻ: “Vợ chồng anh Kiểm là hộ nghèo, hoàn cảnh gia đình hoàn cảnh bất hạnh, rất khó khăn. Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm, cấp đất ở vận động bà con hỗ trợ ngày công chứ xã kinh phí hạn hẹp nên chỉ hỗ trợ một phần nhỏ nào trong điều kiện cho phép và tình người. Vào dịp lễ tết, chúng tôi thường xuyên thăm hỏi, động viên gia đình chứ không thể giúp gì được nhiều hơn được. Qua đây rất mong cơ bản báo đài nhất là bạn đọc báo Dân trí nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ hoàn cảnh gia đình chị Âu và các cháu vượt qua khó khăn này”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1097: Chị Đinh Thị Quỳnh Ngọc Bích Âu (29 tuổi, ở xóm 1, thôn Công Thạnh xã Tam Quan Bắc, Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
ĐT:01697-012-682 (anh Ngô Văn Kiểm - chồng chị Âu)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 
Doãn Công
Nguon: Dantri.com.vn

Hành Hương Ấn Độ - Nepal tháng 11 năm 2013

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHÙA GIÁC NGỘ

92 Nguyễn Chí Thanh, P3, Q10, TP.HCM, Việt Nam
Email: thichnhattu@gmail.com

-------------------------------------------
HÀNH HƯƠNG PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

THỜI GIAN: 15 ngày, từ ngày 01-11-2013 đến ngày 15-11-2013
TT. Thích Nhật Từ hướng dẫn và thuyết giảng
Giá trọn gói: 41 triệu. Khách sạn 3-5*. Hai người một phòng.
Chỉ nhận tối đa 110 người. Ưu tiên cho người đóng trước.

--------------------------------------------------------------

CÁC ĐỊA ĐIỂM CHÍNH BAO GỒM

Nepal: Lâm-tỳ-ni (Lumbini), nơi Phật đản sinh và di sản văn hóa thế giới tại Kathmandu
Ấn Độ: Bồ-đề Đạo tràng (Bodhgaya), nơi Phật thành đạo.

Ba-la-nại (Varanasi), nơi Phật chuyển pháp luân. Nơi Phật nhập Niết-bàn (Kusinagar).

Đại học Nalanda. Thành Vương-xá, thành Tỳ-xá-ly. Xá Lợi Phật và các thắng cảnh Delhi.

Sông Hằng huyền bí. (Có chuyến bay nội địa, không đi xe lửa).

***
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
NGÀY 01: (01-11-2013)
 Việt Nam – Bangkok - Delhi

 
  Làm thủ tục tập thể tại sân bay quốc tế. Giờ bay và cổng bay sẽ được thông báo sau. Đến thủ đô Delhi. Nghỉ đêm tại Delhi.

NGÀY 02: (02-11-2013) Delhi
 

Ăn sáng xong, tham quan Cổng Ấn-độ (India Gate) cao 42m, phủ tổng thống (President's Residence); chiêm bái xá-lợi Phật tại Viện Bảo tàng Quốc gia Delhi; nơi tưởng niệm Mahatma Gandhi; thành Đỏ và đền Ấn giáo Asakdham lớn nhất thế giới; đền Hoa Sen, kiến trúc độc đáo của đạo Bahaii; tháp hòa bình của Phật giáo Nhật Bản. Chiều mua sắm tại chợ Janpath.

NGÀY 03: (03-11-2013)  DELHI - VARANASI
   Ăn sáng xong, ra phi trường đi Sarnath (Varanasi), nay thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, phố cổ khoảng 3.000 năm trước TL với các mặt hàng tơ lụa nổi tiếng. Đây là nơi Ðức Phật chuyển bánh xe Pháp Luân với bài Kinh Tứ Diệu Đế cho năm anh em Kiều-trần-như. Du ngoạn sông Hằng (Ganges river), tìm hiểu tục lệ hỏa thiêu và lễ cầu an trên sông Hằng.
NGÀY 04: (04-11-2013) VARANASI – BODHGAYA
 
 Sau ăn sáng, thăm Vườn Lộc Uyển (Sarnath), Bảo Tháp chuyển Pháp luân (Dhamek Stupa); Tinh xá Mulgandhakuti; Viện bảo tàng Sarnath với nhiều tượng Phật, bản thạch Kinh Chuyển Pháp Luân bằng Việt ngữ.
Sau khi ăn trưa, hướng về Bồ-đề Đạo tràng, nhận phòng.
NGÀY 05: (05-11-2013)  BODHGAYA
 
Chiêm bái Bảo Tháp Giác Ngộ (Mahabodhi), nơi thái tử Tất-đạt-đa thành Phật; thăm Tam bảo bộ hành (Jewel walk), chiêm bái cây Bồ-đề thiêng và tòa Bồ-đề (Vajrasan), nơi đức Phật ngồi thiền trước giác ngộ và Animesh Locahn chaitya , nơi Phật ngồi quán chiếu duyên độ sanh và tri ân; Chankramana nơi Phật ngồi thiền tuần thứ ba trước giác ngộ; Ratnagarh, nơi Phật ngồi 1 tuần với hào quang tỏa chiếu toàn thân và tượng Phật cao 80 feet. Tiếp tục tham quan Khổ Hạnh Lâm (Uruvela), sông Ni-liên-thiền (Narajana), tháp tưởng niệm Tu-xà-đa (Sujata Stupa) & Làng và đền Sujata.  Nghỉ đêm thứ 2 tại Bodhgaya. 

NGÀY 06:  (06-11-2013)  BODHGAYA
 Hành hương thập tự: Chùa Nhật Bản với tượng Đại Phật cao 25 mét, Thăm Việt Nam Phật Quốc Tự và Trung Tâm Tu Học Viên Giác. Mua sắm quà lưu niệm. Nghỉ đêm tại Bodhgaya.

NGÀY 07: (07-11-2013)  BODHGAYA – NÚI LINH THỨU – ĐẠI HỌC NALANDA
 


Sau ăn sáng, đi bộ lên núi Linh Thứu (Gridhakuta Hill) nơi Ðức Phật thuyết giảng Kinh Pháp Hoa và các kinh Đại thừa. Trên đường thăm đường Tần-bà-sa-la, thạch thất của tôn giả Mục-kiền-liên, tôn giả Xá-lợi-phất và Ananda.
Tham quan trại giam Vua Tần-bà-sa-la (Bimbinsara’s jail);  Vườn xoài của danh y Kỳ-bà (Jivaka’s MangoVihara) Trúc Lâm Tịnh Xá (Venuvana hay Bamboo Grove Vihara).
Ăn trưa xong, khởi hành đi tham quan phế tích Ðại học Na-lan-đà, đại học đầu tiên trên thế giới; đại học Nalanda mới và Huyền Trang Kỷ Niệm Đường. Nghỉ đêm tại Linh Thứu.
NGÀY 08: (08-11-2013)  NÚI LINH THỨU – THÀNH TỲ-XÁ-LI (VAISHALI)
 

  Ăn sáng xong, đi đến thành Tỳ-xá-li (Vaishali), nước cộng hoà đầu tiên trên thế giới, nơi kết tập kinh điển lần thứ hai. Tham quan tháp Keseriya, tháp thờ Xá-lợi Phật, tháp Hòa Bình của Phật giáo Nhật Bản.

Tiếp tục tham quan chùa Khỉ, nơi đức Phật thành lập Ni đoàn, trụ đá của Vua A Dục, tháp Ananda, hương thất của đức Phật, tu viện của Ma-ha Ba-xà-ba-đề.
Chiều đi Kusinagar nơi đức Phật nhập niết-bàn. Nghỉ đêm tại Kusinagar.
NGÀY 09: (09-11-2013)  KUSINAGAR – THÀNH XÁ VỆ (SRAVASTI)
 
 Ăn sáng xong, thăm chùa Mathakuar, nơi đức Phật dừng chân tại Kushinagar. Lễ bái tượng đức Phật Niết-bàn tại Chùa Ðại Niết Bàn (MahaPariNirvana). Kinh hành và thắp nến cầu nguyện tại Bảo Tháp tưởng niệm nơi Trà-tỳ kim thân đức Phật (Ramabhar Stupa). Ăn trưa xong, đi về thành Xá Vệ. Nghỉ đêm tại đây.

NGÀY 10: (10-11-2013)  THÀNH XÁ VỆ – LÂM TỲ NI (LUMBINI)



Ăn sáng xong, tham quan Thành Xá-vệ, kinh đô của vương quốc cổ Kosala (Kiều-tất-la); thăm Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc (Jetvana Vihar), cây Bồ-đề Ananda, hương thất của đức Phật (Gandhakuti), tháp của các đệ tử lớn của Phật, giếng và hồ Kỳ-viên, địa điểm đức Phật độ Angulimala và nền nhà biệt thự của Trưởng giả Cấp-Cô-Độc.
Ăn trưa xong, khởi hành đi tham quan thành Ca-tỳ-la-vệ (Piprahwa, Ấn Độ), nơi khai quật có nhiều xá-lợi của đức Phật. Đến biên giới. Làm thủ tục nhập cảnh Nepal. Nghỉ đêm tại vườn Lâm-tỳ-ni.
NGÀY 11: (11-11-2013  KAPILAVASTU – LUMBINI
 



Ăn sáng xong, tham quan công viên Lâm-tỳ-ni, nơi đức Phật đản sinh, chùa Thánh mẫu Ma-da (Mayadevi), trụ đá Vua A-dục, hồ lịch sử nơi thánh mẫu Ma-da tắm trước khi hạ sinh thái tử, ngồi thiền quán dưới cội bồ-đề bên cạnh hồ.

Ăn trưa tại khách sạn xong, đi Ca-tỳ-la-vệ (Nepal), tham quan phế tích cổng Bắc và cổng Đông của Vương thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu), cung điện của thái tử Tất-đạt-đa; tháp đôi thờ Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya; Dòng sông lịch sử nơi 70,000 người Thích-ca bị vua Tỳ-lưu-ly giết; Nơi Phật thăm vua cha. Chiều tham quan Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự (của Thầy Huyền Diệu). Nghỉ đêm tại Lumbini.
NGÀY 12: (12-11-2013  LUMBINI – KATHMANDU
 
Ăn sáng xong, ra phi trường đáp máy bay đi Kathmandu, thủ đô Nepal. Về khách sạn ăn trưa. Chiều tham quan quảng trường Patan, cố đô của triều đại Patan. Đây là công trình kiến trúc Nawari độc đáo, có nhiều tháp, đền cổ kính. Nổi bật trong các đền là đền Krishna, Bhimsen và đền Vàng.
NGÀY 13: (13-11-2013  KATHMANDU
 
Tham quan di sản văn hóa thế giới - tháp Swayambhunath trên đồi, được xem là biểu tượng thiêng liêng của Nepal. Người Nepal còn gọi là Chùa Khỉ, vì tại đây có nhiều chủng loại khỉ sinh sống.
NGÀY 14: (14-11-2013  KATHMANDU - BANGKOK
 

Ăn sáng xong, tham quan di tháp Boudhanath, di sản văn hóa thế giới được UNESCO ghi nhận năm 1979 và là kỳ quan Phật giáo thế giới được BBC bình chọn. Đây là tháp có kiến trúc Mandala lớn nhất thế giới, nổi tiếng là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng và Nepal. Ra phi trường về Bangkok. Nghỉ đêm tại Bangkok.
NGÀY 15: (15-11-2013 BANGKOK – VIỆT NAM
Sáng sớm bay về Việt Nam. Kết thúc chuyến hành hương Phật tích. Tiễn đoàn và hẹn gặp lại.

Ghi chú:
a) Khách miền Bắc đóng thêm 30 USD.
b) Khách Việt kiều đi từ Việt Nam đóng thêm 50 USD. Khách Việt kiều đi từ nước mình, đến thẳng Delhi đóng USD1350/ USD

ĐỊA ĐIỂM ĐĂNG KÝ

- Cô Mai, Chùa Giác Ngộ, 86 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, TP.HCM. ĐT: 0934-635-540.

- Tại các tỉnh miền Bắc, liên lạc Chị Diệu Ngọc: 1025 đường La Thành, P. Ngọc Khánh, Q. Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 0912-267-591.

- Đi trực tiếp đến Delhi, liên lạc Hải Hạnh: buddhismtodayinc@yahoo.com

LƯU Ý

§ Hộ chiếu phải còn thời hạn trên 6 tháng kể từ ngày khởi hành.

§ Phật tử Việt kiều, nếu bay thẳng đến Delhi thì xin Visa 2 lần (Double entry). 

Nếu đi từ Việt Nam, thì trước khi về Việt Nam nên xin Visa vào Việt Nam nhiều lần (Multiple entry). Việt kiều làm Visa vào Ấn Độ tại Việt Nam, phải có mặt ở Việt Nam tối thiểu 7 ngày để tránh gặp trở ngại.

§ Mỗi khách hành hương nộp 04 tấm ảnh 4x6 (nền trắng) để làm Visa nhập cảnh Ấn Độ và Nepal.

THÔNG TIN CHO PHẬT TỬ HẢI NGOẠI

- Phật tử hải ngoại đi trực tiếp từ nước mình đang ở cần liên lạc với một phòng bán vé địa phương để nhờ xin Double Visa (Visa 2 lần) vào Ấn Độ.

- Phật tử hải ngoại muốn đi từ Việt Nam thì phải xin Multiple Visa vào Việt Nam.

- Phật tử ở Mỹ muốn xin Double Visa vào Ấn Độ thì vào website này: https://indiavisa.travisaoutsourcing.com/homepage

Nếu có thắc mắc gì thì xin liên lạc Cô Vân qua điện thoại Cell: 714-366-2806 hoặc Home: 714-997-2806. Nếu không nghe trả lời, yêu cầu để lại tin nhắn hoặc email vannguyen1031@gmail.com vì Cô Vân đã làm visa từ Mỹ vào Ấn Độ.

- Phật tử ở Úc muốn xin Double Visa vào Ấn Độ thì liên lạc Hải Hạnh buddhismtodayinc@yahoo.com. Mobile từ Úc: 0417804357 để hướng dẫn hoặc giúp làm dùm.

- Nếu muốn xin Double Visa vào Ấn Độ từ Việt Nam, trước nhất cần có Multiple Visa vào Việt Nam và phải có mặt ở Việt Nam trễ nhất là ngày 15-09-2011 để xin Visa vào Ấn Độ. Thông thường mất 7 ngày làm việc (không tính chủ nhật và ngày nghỉ lễ). 

LIÊN LẠC

- Ở nước ngoài, vui lòng liên lạc Hải Hạnh: +61-417-804-357.
Email: buddhismtodayinc@yahoo.com

CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT

CHO KHÁCH CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ VÀ NEPAL
Khởi hành ngày 01-11-2013 đến ngày 15-11-2013
TT. Thích Nhật Từ hướng dẫn và thuyết giảng

KHÍ HẬU 
§ Khí hậu khoảng 20-27oC 

VẬT DỤNG CÁ NHÂN 
§ Vật dụng: Nón, kính mát, kem và bàn chải đánh răng, khăn mặt, kem dưỡng da, lược, đồ cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, dép, ổ khoá Va-li, vớ, ví tiền đeo lưng và dụng cụ điện 110-220V, loại 2 chấu tròn thẳng. 
§ Thực phẩm: Lương khô, nước tương, cà phê và trà (đối với người có nhu cầu). 
§ Thuốc: Thuốc cảm, tiêu chảy, say sóng, thuốc đặc trị, salonpas, dầu xanh, dầu gió. 
§ Áo tràng, chuỗi niệm Phật, áo ấm, máy chụp hình và quay phim. 
§ Phụ nữ mang theo áo dài Việt Nam để chụp ảnh lưu niệm. 

HÀNH LÝ VÀ TIỀN 

§ Mỗi người 01 vali (20kg) và hành lý xách tay (07kg). Ghi rõ họ tên trên hành lý và cột vải vàng trên hành lý đễ dễ nhận dạng. Quá ký, hành khách tự đóng tiền phạt. 
§ Suốt chuyến đi, hành lý để trong hầm xe. Trên xe, chỉ mang đồ xách tay cần thiết. 
§ Mỗi người chỉ được phép mang theo $5.000 Mỹ kim theo Luật định. 
§ Muốn đổi USD sang tiền Rupee nên đăng ký trước (khó đổi khi đoàn di chuyển). 
§ Cần Sim card để liên lạc quốc tế, phải nhờ Trưởng đoàn mua trước.

CÁC LƯU Ý CẦN THIẾT 
§ Đối với nhóm 2 người trở đi, hãy tự sắp 2 người/phòng và báo cho trưởng đoàn trước. 
§ Tuyệt đối theo sự hướng dẫn của Trưởng đoàn. Tuân thủ chương trình và thời gian chiêm bái. Tập trung đúng nơi, đúng thời gian quy định, để khỏi phải chờ đợi lẫn nhau. Ai có nhu cầu tách đoàn thì báo Trưởng đoàn biết để khỏi chờ đợi và tìm kiếm. 
§ Khi đoàn đến một địa điểm mới, quý khách giữ thẻ địa chỉ của khách sạn. Khi thất lạc đoàn, gọi số di động cho Trưởng đoàn hoặc số của người đi chung đoàn để được giúp đỡ. Nếu lạc số điện thoại thì gọi Taxi hoặc Rishaw về khách sạn. 
§ Không mang theo đồ quốc cấm và không buôn bán trái phép. 

HỦY BỎ CHUYẾN ĐI VÀ HOÀN TIỀN?

Hủy bỏ chuyến đi trong vòng 15 ngày trước khởi hành sẽ làm cho Ban tổ chức bị phạt 50-75% số tiền. Đổi tên hoặc lộn tên sẽ bị hãng máy bay phạt 60 usd/người. Trong trường hợp bất khả kháng không thể đi, tốt nhất là thế người khác thay mình.

LỊCH BAY ĐI (nếu có thay đổi sẽ có thông báo của BTC)

- Lịch bay sẽ thông báo trong ngày họp đoàn (sẽ thông báo qua điện thoại).

KÍNH CHÚC CHUYẾN HÀNH HƯƠNG AN LÀNH 

link: http://www.daophatngaynay.com/vn/tin-tuc/thong-bao/13746-hanh-huong-an-do-nepal-thang-11-nam-2013.html

Mười Tám Pháp Tránh Nghiệp Ác Và Giải Ác Nghiệp - Thích Trí Huệ


July 26, 2013

Thế Giới Tâm Linh - ĐĐ.Thích Trí Huệ

VCD đã được ấn tống

Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa

Được đắm mình trong hương hoa và vẻ đẹp mênh mông bát ngát đầy màu sắc chắc hẳn là mơ ước của không ít người.

Hãy cùng chúng tôi ngắm nhìn những cánh đồng hoa đẹp lung linh dưới đây và cùng hy vọng một ngày gần nhất bạn sẽ được đặt chân đến nơi này.
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Đẹp hút hồn những cánh đồng hoa, Du lịch, canh dong hoa, dep hut hon nhung canh dong hoa, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep

Technology